Google AMP là gì mà lại giúp tăng tỷ lệ Click tới trang Web, tăng trải nghiệm người dùng trên di động hiệu quả? Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp về tính năng Google AMP.

Hiện nay, bạn có thể thấy Google đang ưu tiên cho Mobile và AMP để giúp tăng trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ Google AMP là gì và cách để cài đặt nó cho Website. Sau đây, MrH xin chia sẻ một số kiến thức liên quan đến Google AMP mà bạn nên tìm hiểu.

1. Google AMP là gì?

Accelerated Mobile Pages viết tắt là AMP, đây là trang tăng tốc dành riêng cho thiết bị di động. Còn Google AMP là công nghệ với mã nguồn mở, nó giúp tăng tốc tốc độ tải của trang. Chủ yếu là trên di động, kể cả khi mạng chậm trang Web vẫn bắt mắt người dùng.

Khi Website của bạn tải nhanh sẽ giúp tăng lượt truy cập, tương tác và lượt Click trên Mobile hiệu quả.

2. Tổng hợp FAQs về Google AMP

Bạn cần hiểu rõ Google AMP là gì để tối ưu Website của mình tốt nhất.
Bạn cần hiểu rõ Google AMP là gì để tối ưu Website của mình tốt nhất.

Để hiểu rõ hơn về Google AMP, MrH sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin xoay quanh nó như sau:

2.1 Ưu và nhược điểm của Google AMP là gì?

Google AMP mang đến khá nhiều ưu điểm như:

  • Giúp tăng tốc độ tải trang của Website: Theo một số nghiên cứu cho thấy, đối với các Website đã cài đặt AMP sẽ có tốc độ Load trang nhanh hơn 15-80%.
  • Cải thiện hiệu suất của máy chủ: Khi dùng AMP, bạn có thể giảm tải việc truy xuất dữ liệu hiệu quả. Đặc biệt là khi có lượng lớn truy cập từ thiết bị di động, vì vậy mà hiệu suất trên máy chủ tăng rõ rệt.
  • Cải thiện thứ hạng của Website trên Mobile: Nhờ vào thời gian tải nhanh mà nó sẽ giúp việc xếp hạng Website trên Mobile tăng đáng kể.

Tuy nhiên, ngoài các lợi ích trên nó cũng mang lại một số vấn đề cơ bản. Vậy nhược điểm của Google AMP là gì?

  • Không hỗ trợ tốt cho Analytics: Nếu bạn muốn phân tích và thu thập dữ liệu, với Website sử dụng AMP bạn sẽ cần triển khai trên từng trang. Do đó, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian so với những trang không dùng AMP.
  • Doanh thu quảng cáo giảm: Tuy rằng nó vẫn hỗ trợ cho quảng cáo nhưng khả năng hiển thị bị hạn chế. Tuy nhiên, sẽ rất khó để mang lại doanh thu qua quảng cáo khi triển khai trên trang AMP.

Phụ thuộc vào bộ nhớ Cache: Google chỉ đáp ứng truy cập nhanh từ bộ nhớ Cache. Vì nó không cung cấp bất kỳ công nghệ nào để làm trang Web tải nhanh hơn.

2.2 Google AMP sử dụng những loại hình kỹ thuật gì?

Một số loại hình kỹ thuật thường dùng của Google AMP là gì? Có thể tổng hợp được 3 loại hình cơ bản sau:

  • Kỹ thuật tải Javascript bất đồng bộ Async: Với kỹ thuật này, bạn sẽ giảm được thời gian chờ đợi tải trang khá nhiều bằng cách để Website chạy đoạn Code và Upload dữ liệu ở phía dưới. Mặc dù dữ liệu phía trên vẫn chưa được xử lý đầy đủ.
  • Kỹ thuật Lazy Loading Image: Nó sẽ trì hoãn việc tải hình ảnh chỉ khi người dùng thật sự muốn xem. Cách này sẽ giảm thiểu lượng tài nguyên thừa tải lên Web và giúp tăng tốc độ tải trang.

Kỹ thuật CDN để Javascript nhanh chóng: Đây là hệ thống máy chủ và nó được đặt ở nhiều nơi khác nhau khắp thế giới. Chúng có nhiệm vụ để truyền tải nội dung từ một nguồn đến người dùng nhanh chóng.

2.3 AMP ảnh hưởng như thế nào tới SEO? 

AMP sẽ giúp cho Website được ưu tiên xếp hạng trên kết quả tìm kiếm di động.
AMP sẽ giúp cho Website được ưu tiên xếp hạng trên kết quả tìm kiếm di động.

Mối quan hệ giữa SEO và Google AMP là gì? Bạn có thể thấy rõ nhất là với AMP, trang Web của bạn sẽ được ưu tiên xếp hạng hơn trên Mobile. Vì Google thường đánh giá cao hơn đối với các Website có tốc độ tải nhanh hơn.

Theo thuật toán xếp hạng mới, Google sẽ ưu tiên Index đối với Website tối ưu tốt trên di động. Vì vậy, khi sử dụng AMP bạn nên đảm bảo đáp ứng các tiêu chí Google Mobile – Friendly.

2.4 Nguyên tắc cần nắm khi xây dựng trang AMP là gì?

Trước khi xây dựng trang AMP bạn cần nắm các nguyên tắc sau:

  • Website của bạn phải tuân thủ các đặc tả HTML AMP.
  • Người dùng trang AMP của bạn có thể xem và thực hiện cùng một hành động như trên trang chuẩn.
  • Trang AMP phải hợp lệ để Website của bạn hoạt động như dự kiến cho người dùng.

Nếu như bạn thêm dữ liệu có cấu trúc vào trang Web, hãy tuân theo các chính sách của nó.

2.5 Cách cài đặt Google AMP cho Website?

Sau khi bạn đã hiểu rõ Google AMP là gì, sau đây MrH sẽ hướng dẫn bạn cách để cài đặt.

  • Bước 1: Cấu trúc các HTML AMP đơn giản.
  • Bước 2: Lưu trữ AMP trên URL.
  • Bước 3: Làm cho AMP của bạn dễ khám phá.
  • Bước 4: Kiểm tra tính hợp lệ trang AMP của bạn.

Hãy áp dụng từng bước cài đặt trên, sau đó bạn vào Google Search Console để kiểm tra tính tương thích. Ngoài ra, cần phải theo dõi thường xuyên để đảm bảo các trang AMP không mắc lỗi.

2.6 Cách cài đặt Google AMP cho Website WordPress?

Bạn cần tải Plugins AMP For WordPress để cài đặt Google AMP cho Website mình.
Bạn cần tải Plugins AMP For WordPress để cài đặt Google AMP cho Website mình.

Cách cài đặt AMP với trang Web WordPress cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tải và cài đặt Plugins AMP For WordPress miễn phí cho trang Web của mình. Sau đó là điều chỉnh trang AMP theo ý của mình là hoàn thành. Bạn có thể sửa tại Tab Design và Tab General.

2.7 Cách xác thực nội dung trang AMP có hợp lệ hay không bằng Google Search Console?

Cách để xác thực tính hợp lệ của trang cài đặt Google AMP là gì? Có thể xác thực tính hợp lệ bằng cách sau:

  • Dùng công cụ kiểm tra AMP để đảm bảo nội dung của trang AMP hợp lệ với Google Search.
  • Bạn có thể dùng công cụ Rich Results để xem nội dung nào có thể sử dụng được.

Để theo dõi hiệu suất của các trang AMP, bạn hãy sử dụng báo cáo trạng thái AMP.

2.8 Làm thế nào để sửa lỗi trang AMP không xuất hiện trên Google tìm kiếm?

Nếu trang AMP của bạn không xuất hiện trong Google Search, hãy áp dụng các bước sau:

  • Liên kết các trang vào các trang không phải AMP khác để Google dễ tìm thấy trang của bạn hơn.
  • Áp dụng đúng các nguyên tắc của Google tìm kiếm đối với các trang AMP.
  • Lưu ý, cho phép Googlebot truy cập vào nội dung trang AMP của bạn.
  • Đảm bảo các dữ liệu có cấu trúc tuân theo nguyên tắc.

Nếu như trang AMP vẫn không xuất hiện thì có thể Google chưa lập chỉ mục của trang Web của bạn. Hoặc do một số tính năng trong Google Search không thể hoạt động tại quốc gia của bạn.

2.9 Xóa trang AMP khỏi Google tìm kiếm thế nào?

Bạn có thể sử dụng Plugin Redirection để xóa AMP khỏi Google tìm kiếm.
Bạn có thể sử dụng Plugin Redirection để xóa AMP khỏi Google tìm kiếm.

Có 2 cách để xóa trang AMP của bạn ra khỏi Google tìm kiếm.

Dùng File .htaccess:

  • Bạn chèn đoạn Code sau để Redirect 301 Link AMP về Link gốc của bài chính:
    • #Redirect AMP URLs to non-AMP URLs
    • RewriteRule (.*)/AMP$ $1 [NC,R=301,L]
  • Nếu như bạn dùng cả giao diện AMP cho trang chủ thì có thể dùng Plugin có tính năng Redirect 301. Plugin Yoast SEO Premium chính là hình thức phổ biến nhất và dễ sử dụng nhất để Redirect Link AMP về Link gốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể Redirect bằng đoạn Code sau trong File .htaccess:
    • Redirect 301 /amp https://yourdomain.com (với Yourdomain.com, hãy thay bằng Link trang chủ của bạn nhé)

Sử dụng Plugin Redirection:

  • Đầu tiên, bạn cài đặt Plugin Redirection, sau đó nhấn vào kích hoạt.
  • Sau đó vào Tools để Add New Redirection và điền vào các trường sau:
    • Source URL: /(.*)\/amp

Target URL: https://yourdomain.com/$1 (Hãy thay lại bằng tên miền của bạn).

2.10 Các loại hình Website nào nên sử dụng Google AMP?

Các loại hình mà Website cần sử dụng Google AMP là gì? Bạn có thể áp dụng cho các dạng trang Web tin tức hoặc Blog chia sẻ. Các trang này chủ yếu là cung cấp thông tin mới cập nhật và hữu ích. Khi dùng AMP cho dạng Website này, bạn có thể tối ưu triệt để tốc độ tải trang.

Còn với các Website dạng dịch vụ, bán hàng thường đặt dịch vụ và sản phẩm lên hàng đầu. Nếu dùng AMP khó có thể hiển thị hình ảnh và lệnh kêu gọi hành động giúp thu hút người dùng Click vào. Vì vậy, dùng giao diện di động riêng hoặc dạng Responsive là thích hợp nhất.

2.11 Các lỗi thông dụng cho những trang Google AMP là gì?

Ngoài lỗi không hiển thị trên trang Google tìm kiếm thì AMP còn một số lỗi như:

  • Kích thước hình ảnh trên trang AMP nhỏ hơn kích thước đề xuất.
  • Nội dung không khớp Video được nhúng.
  • Miền của trang Web AMP không khớp.
  • Lỗi máy chủ (5xx), lỗi không tìm thấy URL (404).
  • Xảy ra lỗi về vấn đề thu thập dữ liệu.
  • Trang của bạn đang chặn bởi Robots.txt.
  • URL của trang AMP bị đánh dấu là NoIndex.
  • URL AMP được tham chiếu không phải là AMP hoặc là AMP độc lập, dẫn đến tình trạng Duplicate Content.

Trang chính trỏ đến URL trang AMP không hợp lệ.

Kết luận

Bên trên là tất cả các thông tin về AMP mà MrH đã tổng hợp lại. Tìm hiểu rõ Google AMP là gì sẽ giúp bạn tăng tốc độ cho trang Web của mình. Ngoài ra, bạn sẽ tối ưu hóa cho toàn bộ Website của mình hiệu quả hơn trên bản Mobile. Đối với những doanh nhân không có nhiều thời gian, việc sử dụng dịch vụ SEO top google là điều hoàn toàn có thể xem xét. Chúc bạn thành công.