Nếu bạn vẫn chưa biết được website là gì? Hãy tìm ngay câu đáp án cho mình để không bị đối thủ vượt mặt vì bỏ lỡ tầm quan trọng của website.
Website chắc không còn xa lạ với bạn trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Website thật sự như là “ngôi nhà” để cung cấp những tiện ích, thông tin, sản phẩm/ dịch vụ phục vụ người dùng. Tuy website nói ra thì ai cũng đã biết, nhưng thật sự có rất ít người thật sự biết những ý nghĩa thật sự trong một trang web là gì?
Website là gì?
Website không còn là công cụ xa lạ của các doanh nghiệp, các tổ chức hay thậm chí là các cá nhân bởi hầu hết với sự phát triển của internet mỗi đối tượng đều sở hữu cho mình một website. Tuy nhiên, website là gì và có tầm quan trọng như thế nào thì không phải ai cũng có được một đáp án đúng. Cùng giải đáp những câu hỏi trên với những thông tin chi tiết dưới đây.
Vậy website là gì? Website là một trang thông tin với mục đích là để giới thiệu, cập nhật những thông tin về các doanh nghiệp, sản phẩm, hoạt động cũng như tin tức, chia sẻ bí quyết,… để phát triển thương hiệu. Từ những thông tin này, mục tiêu lớn hơn mà không ít các doanh nghiệp muốn hướng đến khi xây dựng website là để bán hàng.
- Web = mạng.
- Site = trang, khu vực.
Một trang mạng tồn tại dưới dạng tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập bằng giao thức HTTP hoặc HTTPS. Website có thể xây dựng từ các tập tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành với các CMS chạy trên máy chủ (website động). Bên cạnh đó, website được xây dựng trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: PHP, JavaScript, Java,…
Thông thường, website được phân chia thành 4 hình thức chủ yếu theo đối tượng như website dành cho doanh nghiệp, website dành cho cá nhân, website của chính phủ và website của các tổ chức phi lợi nhuận. Căn cứ theo mục đích khác nhau của website mà web sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tầm quan trọng của website là như nhau.
Phân loại website
Sẽ tùy thuộc vào tiêu chí nên có nhiều phận loại khác nhau. Dưới đây là 2 cách được sử dụng phổ biến nhất
Dựa theo cấu trúc
Có 2 loại website chính, được phân loại theo khả năng tương tác với người dùng: Website tĩnh và website động.
- Website tĩnh: Chủ yếu được sử dụng các ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript và thông tin, nội dung trên đây cố định, ít được chỉnh sửa. Chỉ chứa thông tin mà không có thành phần tương tác nào.
- Website động: Ngược lại với website tĩnh, ngoài HTML, CSS và JavaScript. Trong khi đó, các website động thường cần có các ngôn ngữ lập trình phức tạp như PHP hay ASP.NET và một cơ sở dữ liệu như SQL Server hay MySQL. Đa phần hiện nay đều là website động.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các nền tảng CMS mạnh mẽ hiện nay, mọi người dùng đều có thể dễ dàng xây dựng một website cho riêng mình mà không cần đến một dòng code nào.
Dựa theo mục đích chính của website
Khi xây dựng website thì mỗi người đều có những mục đích đặt ra, và khi thiết kế để xây dựng lên ý tưởng từ đó về giao diện và các tính năng phù hơp cho website.
- Website cá nhân: Tạo CV một cách chuyên nghiệp, cập nhật thông tin cá nhân và các thành tựu của người đó hoặc xây dựng website cá nhân để với mục đích xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Website công ty: Giới thiệu công ty, cập nhật các thông tin cần thiết gồm lịch sử hình hành và phát triển, sản phẩm dịch vụ và thông tin liên hệ.
- Website bán hàng: Giới thiệu và các sản phẩm mà bạn cung cấp.
Dựa theo lĩnh vực cụ thể
Mỗi website trên Internet đều tồn tại vì một lý do nhất định nào đó. Chẳng hạn, các tổ chức và doanh nghiệp có thể xây dựng website để cung cấp thông tin, dịch vụ đến người dùng. Ngoài ra còn vô vàn mục đích khác như: Giải trí, xem phim, nghe nhạc, thương mại điện tử, mua sắm online,…
- Blog: Cung cấp thông tin, kiến thức.
- Website giải trí: Cho phép người dùng xem phim, nghe nhạc, chơi game.
- Cổng thông tin: Giúp độc giả cập nhật những tin tức mới nhất về nhiều lĩnh vực trên khắp thế giới.
- Website thành viên: Cung cấp nội dung cao cấp cho các thành viên của dịch vụ, một ví dụ biểu là Netflix – một trong những nền tảng phát trực tuyến lớn nhất hiện nay, chỉ cho phép những người dùng đăng ký dịch vụ truy cập và sử dụng sản phẩm.
- Mạng xã hội: Cho phép người dùng tham gia và tương tác với những người dùng khác trên khắp thế giới, nổi bật nhất chính là Facebook và Twitter.
- Website giáo dục: Website của các trường đại học, tổ chức độc lập cung cấp thông tin về các khóa học hay tài liệu học tập online.
- Website chính phủ: Cung cấp thông tin và các chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực vĩ mô như y tế, giáo dục,…
- Website công cụ tìm kiếm: Cho phép người dùng tìm kiếm hầu hết mọi nội dung trên web, phổ biến nhất chính là Google.
Những bộ phận cấu thành website
Định nghĩa về một website thì có thể nhiều người biết. Nhưng website gồm những thành phần nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây MRH phân tích một bố cục website phổ biến nhất. Vì mỗi website cụ thể sẽ có nội dung, tiện ích thay đổi theo nhu cầu phù hợp của từng trang.
Header
Header thường được đặt ở vị trí đầu trang và hiển thị trên những trang phụ.
Phần đầu trang bao gồm: Thanh menu điều hướng, logo, số điện thoại, ngôn ngữ, đăng ký/đăng nhập,…
Ngoài ra, với những trang web được tạo ra để chuyển đổi, lấy thông tin như: Điền form, đăng ký mua hàng,… thì thường không thiết kế phần đầu trang này vì lý do tránh làm người truy cập mất chú ý, tập trung thẳng vào mục đích chuyển đổi.
Slider/Carousel
Trong website Slider được định nghĩa là một loại trình chiếu thông tin trên những thanh trượt. Ở những trang web trước đây còn được gọi là banner nếu Slider này là 1 ảnh tĩnh.
Slider được đặt dưới header và được đầu tư rất nhiều vào thiết kế hình ảnh. Nhằm giới thiệu những đặt điểm nổi bật của doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ và cũng có thể là slogan.
Những hình ảnh này sẽ được cài đặt để trượt ngang tương tự như slide, hoặc một hướng nào đó nhất định và đính kèm những hiệu ứng (dạng carousel). Tại đây, người ta cũng sẽ tích hợp nút điều hướng người dùng xem ảnh tiếp theo hoặc trở về ảnh trước đó.
Thông thường, trên Slider sẽ được đặt các nút kêu gọi hành động. Cụ thể là: Đặt hàng, tư vấn ngay, liên hệ,…
Content Area
Content Area là nơi cung cấp nội dung cho độc giả, và là thành phần quan trọng nhất của một website.
Nội dung ở đây có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…
Ngoài ra, đây chính là khu vực để Google đánh giá trang web của bạn có hữu ích hay không. Đối với những trang web thực hiện dự án SEO thì đây là thành phần trọng điểm và được đầu tư nhiều nhất.
Sidebar
Khi bạn truy cập vào một trang web, Sidebar thường được hiển thị ở bên cạnh các thành phần chính của trang web. Vị trí của sidebar tùy thuộc vào mục đích của trang web. Nhưng thường nằm ở những vị trí như sau: Bên trái, bên phải website, trên header hoặc footer,…của trang web.
Được thiết kế nhằm mục đích giúp người dùng thuận tiện thao tác mà không cần phải thay đổi mã code của toàn bộ website.
Footer
Đây là phần cuối cùng của một website. Footer thường bao gồm những thông tin cơ bản như:
- Các liên kết
- Các kênh social network
- Bản quyền
Ngoài ra, vẫn có những trường hợp ở một số trang web có thể là: Hotline, email, chính sách dịch vụ,…
Lý giải nguyên nhân tại sao cần phải thiết kế website?
Hiểu được website là gì bạn chắc chắn không thể bỏ qua tầm quan trọng của website, nhất là đối với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, có các lý do chính khiến cho doanh nghiệp cần sở hữu một website của riêng mình như sau:
- Website – văn phòng thứ hai của mọi doanh nghiệp. Nếu như văn phòng trong thực tế là nơi để thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp và qua đó để thể hiện được bộ mặt của doanh nghiệp, để doanh nghiệp gây ấn tượng với khách hàng. Thì website cũng được ví như là một văn phòng thứ hai của doanh nghiệp trên Internet. Thông qua website, khách hàng đã có thể cập nhật được những thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, phong cách thiết kế ấn tượng cũng sẽ tạo nên dấu ấn của bạn trong lòng khách hàng.
- Website giúp khẳng định thương hiệu và là công cụ cạnh tranh với đối thủ. Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm bất kỳ thông tin về sản phẩm, dịch vụ hành động đầu tiên của khách hàng chính là tìm kiếm thông tin trên Internet. Ngay lúc này, phải chăng website chính là một công cụ chính để bạn cạnh tranh và thu hút khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Không chỉ cần hiểu website là gì mà doanh nghiệp bạn cần sở hữu ngay một website chuyên nghiệp để thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ.
- Website sẽ là nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích. Tất tần tật mọi thông tin mà bạn mong muốn truyền tải đến khách hàng đều có thể thông qua website. Bởi theo định nghĩa website là gì, website đã được giải mã là một trang thông tin đặc biệt dành cho khách hàng. Tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm đến chương trình khuyến mãi, hướng dẫn sử dụng, chia sẻ bí quyết bạn đều có thể cập nhật trên trang web của mình. Tuy nhiên, mọi thông tin cần được thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc để tạo nên sự thu hút đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm đến.
- Không chỉ bán hàng, website còn là kênh để thực hiện các công việc giao tiếp và chăm sóc khách hàng 24/24. Một trong những ưu điểm đặc biệt nhất của website so với bất kỳ công cụ nào khác là cho phép sự tương tác từ 2 phía giữa khách hàng và doanh nghiệp. Bạn có thể tận dụng website để thực hiện các cuộc khảo sát nho nhỏ để hiểu khách hàng mình hơn hay thu thập những đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp của mình. Từ những nguồn thông tin quý báu này, bạn đã có thể dễ dàng cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất với khách hàng mà không cần tốn quá nhiều thời gian, chi phí cho các cuộc khảo sát.
- Hơn cả giá trị cung cấp thông tin và bán hàng, website còn là một trong những yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch Marketing của mình. Với sự phát triển không ngừng của Internet, Marketing Online cũng trở thành một công cụ đắc lực để doanh nghiệp thu hút khách hàng bên cạnh các phương pháp Marketing truyền thống. Để thực hiện được điều đó, chắc chắn không thể thiếu website. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần hành động ngay để sở hữu cho mình môt website chuyên nghiệp cho các kế hoạch phát triển, định hướng dài hạn.
Hiểu được website là gì và tầm quan trọng của website đối với doanh nghiệp. Đã đến lúc bạn cần hành động ngay và sở hữu cho mình một website thu hút khách hàng.
Website hoạt động như thế nào?
Trước hết, hãy cũng tìm hiểu môt chút về Internet và web là gì, vì đây chính là nền tảng cho mọi website hiện nay:
- Internet là công nghệ hay cấu trúc cơ bản kết nối các máy tính trên khắp thế giới với nhau để cho phép chia sẻ thông tin.
- World Wide Web (hay Web) là hệ thống cho phép việc chia sẻ thông tin qua Internet.
Về hoạt động của website thì:
Một website sẽ gồm nhiều webpage (trang con) là tập hợp các tập tin dạng HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ (Web Server).
Nói chung, Web là một bộ sưu tập khổng lồ gồm các tài liệu kỹ thuật số, website, webpage, media,… Người dùng có thể truy cập vào web thông qua các trình duyệt như Google Chrome, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,… Thật ra web chỉ là một trong nhiều cách chia sẻ thông tin trên Internet. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng email hay giao thức FTP.
Website hoạt động được trên môi trường Internet cần có những phần sau:
- Source Code Website (mã nguồn website): Đây là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết dựa trên các ngôn ngữ lập trình. Và được kết nối thành giao diện người dùng trên website.
- Web hosting (Lưu trữ web): Là máy chủ dùng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên website của bạn.
- Domain (Tên miền): Tên miền là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet để người dùng truy cập vào website của bạn dễ dàng.
Nói đến việc mua domain và hosting bạn không thể bỏ qua nhà cũng cấp MRH. Các gói Hosting Giá Rẻ chất lượng tại MRH có thể đáp ứng mọi nhu cầu làm web của bạn.
Sau cùng, bạn cần có kết nối Internet thì website mới hoạt động trên môi trường trực tuyến. Đây là cơ sở để người dùng mới có thể truy cập và ghé thăm website của bạn được. Nếu không, bạn chỉ có thể truy cập trong cùng một hosting hoặc mạng nội bộ (LAN).