Landing page là một phần quan trọng trong 1 chiến dịch marketing online, hiệu quả bất ngờ từ landing page, tỷ lệ chuyển đổi, chốt đơn hàng trên landing page cáo gấp 2,3 lần so với chạy quảng cáo bình thường. Hãy cùng MrH tìm hiểu Landing page là gì và nó được sử dụng như thế nào.
Landing Page là gì? Tại sao nói Landing Page đang trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định thành bại của chiến dịch Marketing trong môi trường số hiện nay?
Hôm nay, hãy cùng MRH tìm hiểu về nó nhé!
Landing page là gì?
Landing Page (hay còn gọi là trang đích) là trang được thiết kế riêng biệt để làm nổi bật một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Nó là “điểm đến” của khách hàng tiềm năng khi họ click vào một mẫu quảng cáo, hoặc một đường link kết quả trong công cụ tìm kiếm.
Dẫn dắt khách hàng thực hiện các hành động chuyển đổi như điền thông tin đăng kí tư vấn, trải nghiệm dịch vụ hoặc mua hàng là mục tiêu cuối cùng của những chuyên trang này.
Landing Page giúp doanh nghiệp phân lập thông điệp và tăng tỉ lệ chuyển đổi. Bạn đau đầu vì thực hiện quảng cáo Google ngốn một đống tiền nhưng tỉ lệ chuyển đổi vẫn thấp, tỉ lệ thoát trang vẫn cao thì Landing Page chính là những gì bạn cần.
Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Landing Page đúng cách có thể tăng đến 120% tỉ lệ chuyển đổi.
Sự khác nhau giữa trang chủ và trang landing page?
Bạn nghĩ Landing Page cũng giống như trang chủ? Không đâu nhé!
Trang chủ thể hiện mục đích chung là truyền tải thông điệp thương hiệu và giá trị doanh nghiệp. Nó thường chứa khá nhiều liên kết và điều hướng người dùng tới những trang khác trong website.
Nhưng trang đích thì chỉ có duy nhất một đường dẫn ở nút kêu gọi hành động. Một Landing Page đầy đủ bao gồm 7 phần:
- Tiêu đề (Headline): thể hiện giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ
- Biểu mẫu (Form)
- Thông điệp lợi ích (Benefit Statement)
- Kêu gọi hành động (Call To Action): chữ trên nút ấn đại diện cho mục tiêu chuyển đổi của trang.
- Ảnh minh họa (Hero Shot)
- Tín hiệu tin cậy (Trust Indicators)
- Trang sau chuyển đổi (Post Conversion Page)
Đối với marketing bất động sản, website đóng vai trò quan trọng hơn 1 Landing Page, đặc biệt là trang chủ (Homepage). Mục đích của trang chủ là giúp người dùng định hướng được thông tin và khám phá nội dung của bạn. Cho dù đó là người mua hay người bán thì điều cần thể hiện ở trang chủ là bạn có thể làm gì, bạn làm điều đó cho ai và yếu tố nào tạo nên sự khác biệt đó.
Landing Page là một trang đơn lẻ (single page) được thiết kế để cung cấp thông tin về một chủ đề cụ thể. Nó phải được tương tác với website của bạn nhưng cũng có thể là một trang độc lập (standalone page). Trang đích phải là trang có tính định hướng nội dung cao và đương nhiên không có trang thứ 2 cùng viết về nội dung đó trên website của bạn.
Nếu như website là để giới thiệu cho khách hàng biết về dịch vụ của bạn thì trang đích được dùng để lôi cuốn họ vào một chủ đề bán hàng cụ thể dựa trên nhu cầu và đi đến quyết định mua hàng. Vì thế, nếu website của bạn chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin mà không tạo ra nội dung liên quan đến kêu gọi hành động (call-to-action) thì bạn đang bõ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh của mình.
Sự khác nhau giữa landing page và website
Landing Page và website tồn tại song song và hỗ trợ cho nhau. Hãy xác định mục đích sử dụng để đạt hiểu quả cao nhất cho các chiến dịch marketing quảng cáo của bạn.
LANDING PAGE
Trong thương mại điện tử, Landing Page sử dụng hiệu quả nhất với các ngành nghề dịch vụ (đào tạo, spa làm đẹp, bất động sản, du lich, tài chính, sự kiện…) hoặc một sản phẩm cụ thể (đồ chơi, phụ kiện, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, thể thao…).
Ngoài mục đích bàn hàng, Landing Page còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác trong marketing quảng cáo như: trang khuyến mại, tặng quà, ebook, sự kiện, phễu marketing…
Website
Với mô hình kinh doanh nhiều dòng sản phẩm, nhiều mẫu mã hàng… Bạn vẫn cần phải có website để kinh doanh trực tuyến và kết hợp sử dụng Landing Page cho các chiến dịch marketing quảng cáo phù hợp.
Những loại landing page phổ biến
- Landing Page đăng ký (Lead Page): có nhiệm vụ thu thập thông tin khách hàng bằng cách kêu gọi khách hàng đăng ký tham dự sự kiện, tư vấn, nhận voucher hoặc coupon giảm giá, dùng thử miễn phí…
- Landing Page bán hàng (Sales Page): loại này dùng để thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông qua các nội dung xoay quanh sản phẩm, lợi ích, bảng giá và chính sách bán hàng.
- Landing Page trung gian chuyển đổi (Click-through Page): được ưa chuộng trong ngành thương mại điện tử, có khả năng kích thích nhu cầu khách truy cập, hướng họ đến trang thanh toán giỏ hàng hoặc đăng kí sản phẩm. Đối với Landing Page trung gian chuyển đổi thì không cần phải thiết kế biểu mẫu.
⇒ Bạn sẽ lựa chọn Landing Page phù hợp dựa trên loại hình sản phẩm, dịch vụ và mục đích marketing.
Phân loại Landing Page
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng thực chất Landing Page còn có thể chia ra làm nhiều loại, mặc dù nó chỉ có một hinh thức thể hiện hay một mục tiêu chung tuy chúng rất giống với thiết kế web nhưng phong cách thiết kế lại hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là 3 loại Landing Page cơ bản bạn thường gặp nhất:
- Xuất hiện dưới dạng 1 trang con bên trong 1 website, trang này sẽ có tên miền dạng [TÊN LANDING PAGE].[TÊN WEBSITE].COM hoặc [TÊN WEBSITE].COM/[TÊN LANDING PAGE]
- Xuất hiện dưới dạng khung Pop-up quảng cáo. Nó thường là các cửa sổ mở ra ngay khi người dùng truy cập vào trang chủ website với yêu cầu nhập thông tin cá nhân, vùng miền hay cung cấp mã code khuyến mãi. có khi là cập nhật các Tin tức mới từ doanh nghiệp.
- Xuất hiện dưới dạng Microsite – Dạng website chỉ có 1 trang riêng với tên miền riêng hoặc tên miền phụ (subdomain). Tuy nhiên bên trong vẫn chứa nội dung liên quan và có thể chứa link dẫn về website chính.
Cách thiết kế ladipage hợp lý
Landing Page là một phần tử khá quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh online hay thực hện các hoạt động mua bán trên Internet. Vậy làm thế nào để thiết kế Landing Page đẹp, chuyên nghiệp, thu hút hàng ngàn traffic về website chính? Chúng tôi gợi ý cho bạn một số phương pháp sau đây:
- Lựa chọn Tiêu đề hợp lí: Tiêu đề Landing Page nên là lợi ích, giá trị cụ thể bạn trao cho người xem khi họ quyết định vào xem và thực hiện các hành vi theo như mong muốn của ban (click chuột, mua hàng, điền thông tin). Ví dụ Landing Page về chương trình khuyến mãi sản phẩm nên có Tiêu đề liên quan đến “Ưu đãi”, “Quà tặng”, “Giảm giá đặc biệt”… để khách hàng nhận thức được Landing Page của bạn nói về gì, nhằm mục đích gì…
- Chọn mục tiêu, hành động cụ thể bạn mong muốn ở khách hàng: Hãy xác định rõ mục tiêu chính của bạn khi thiết kế Landing Page này là gì? Bạn muốn khách hàng đến dự sự kiện (click đăng kí), bán sản phẩm khuyến mãi (click mua hàng) hay các tác vụ nào khác thì nên chỉ tập trung vào khuyến khích hành động đó ở khách hàng. Tránh việc bắt khách hàng phải thực hiện quá nhiều hành động khiến họ không còn hứng thú trải nghiệm Landig Page của bạn.
- Mẫu đăng ký đơn giản nhưng thu hút: Hãy đảm bảo rằng mẫu đăng ký thông tin của bạn đơn giản nhất có thể. Cơ bản thì bạn chỉ cần Tên, SĐT, Email. Những thứ khác bạn có thể hỏi khách hàng sau.
- Nội dung landing page: Giải thích những giá trị rõ ràng, đơn giản. Chỉ nên tập trung vào các nội dung chính, quan trọng mà bạn muốn điều hướng khách hàng đến nhất. Tránh nhồi nhét quá nhiều thông tin.
- Hình ảnh & Video hấp dẫn, bắt mắt: Upload các hình ảnh,video, đồ thị, hình chụp sản phẩm hấp dẫn. Bạn có cũng thể sử dụng Infographic để khiến Landing Page trông bắt mắt và hoạt động hiệu quả hơn.
Bạn có thể tự thiết kế Landing Page thông qua các công cụ, phần mêm cơ bản trên Internet, thế nhưng sẽ chuyên nghiệp hơn nếu bạn có thể tìm cho mình một dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp và trọn gói. Tại WEBICO, chúng tôi chúng tôi KHÔNG thiết kế giao diện website giá rẻ, kém chất lượng. Chúng tôi chỉ tạo nên nhũng sản phẩm chuyên nghiệp với giá hợp lý. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một trang Landing Page riêng với chất lượng phù hợp túi tiền, hãy chọn chúng tôi!
Công cụ thiết kế landing page
Dưới đây là một số website tạo Landing Page miễn phí mà các chuyên gia digital marketing hàng đầu Việt Nam khuyên dùng:
- Google Site (sites.google.com): nơi mà bạn tạo nên các trang đích có giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp chỉ với những tính năng đơn giản. Lưu ý là công cụ này chỉ hỗ trợ tốt nhất trên hai trình duyệt Chrome và Firefox
- Ladipage (ladipage.vn): trang này mới ra mắt 10/2016 nhưng lọt top được yêu thích bởi cách làm vô cùng dễ dàng. Vài thao tác kéo thả đơn giản là bạn đã hoàn thành một trang đích chuyên nghiệp và độc đáo mà không cần am hiểu về kỹ thuật. Không chỉ vậy, Ladipage còn có danh sách khổng lồ các mẫu trang đích ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dành cho những bạn không có thời gian thiết kế thỏa sức lựa chọn.
- Weebly (Weebly.com): một nền tảng hàng đầu thế giới hỗ trợ sản xuất ra những Landing Page bắt mắt, thu hút cũng với những thao tác kéo thả. Tuy nhiên, nó có điểm hạn chế là tên miền của bản free bắt buộc phải có từ weebly đứng trước. Thế nên, người dùng phải mua dịch vụ mới có được tên miền như mong muốn.
- WordPress (WordPress.org): trở nên quen thuộc nhờ có giao diện thân thiện và một cộng đồng chuyên hỗ trợ cho mọi người dùng. Nhưng bạn cần phải có những kiến thức nhất định về code để có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng công cụ này.
Các bước khởi tạo Landing page
- Bước 1: Dựa vào mục tiêu xác định loại Landing Page
Tạo nguồn dữ liệu sử dụng cho các hoạt động marketing như telesale, email marketing, SMS marketing,… -> Landing Page đăng ký
Thuyết phục người dùng ra quyết định mua hàng -> Landing Page bán hàng.
Thu hút người dùng chuyển hướng tới trang chính (tăng lượt truy cập website, góp phần thực hiện SEO thành công) -> Landing Page trung gian chuyển đổi
- Bước 2: Lên ý tưởng cho Landing Page dựa theo 7 nội dung tiêu chuẩn đã đề cập trước đó
- Bước 3: Chọn công cụ tạo landing page và giao diện phù hợp với sản phẩm, dịch vụ.
- Bước 4: Thiết kế, thêm nội dung vào Landing page và gắn mã theo dõi Facebook Pixel hoặc Google Analytics
- Bước 5: Kiểm tra lại và thử nghiệm để đảm bảo nội dung Landing Page chuyển đổi tốt
- Bước 6: Thiết lập tự động hóa: là phần tiết kiệm công sức của bạn nhất. Bạn có thể tạo một email mẫu như là email cám ơn khi khách hàng đã đăng ký thành công. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra được tỉ lệ mở hay click vào email tự động đó.
Đến đây thì chắc hẳn các bạn đã biết Landing Page là gì rồi phải không?
Nếu muốn tối ưu Landing Page của mình hay còn thắc mắc nào thì hãy liên hệ MRH – công ty cung cấp giải pháp digital marketing hàng đầu Việt Nam nhé.
Có nên dùng landing page bán hàng?
Đương nhiên là có, vì nếu không mình cũng chẳng rảnh rỗi ngồi đây viết bài này làm gì.
Theo báo cáo của Hubspot :
- Doanh nghiệp tăng 55% khách hàng tiềm năng khi tăng số lượng landing page của họ từ 10 lên 15.
- Doanh nghiệp có hơn 40 landing page tăng gấp 12 lần số lượng khách hàng tiềm năng so với việc có 5 landing page hoặc ít hơn.
Bạn không cần mất công tìm hiểu vì sao landing page lại mang lại hiệu quả làm gì, vì thực tế đã chứng minh điều này. Nếu bạn muốn bán được nhiều hàng hơn, nhiều người sử dụng dịch vụ hơn, bạn cần landing page tốt. Và sau này là sale funnel nữa (Tuy nhiên bài này mình chưa nói tới sale funnel)
Sở dĩ landing page mang lại kết quả cao vì :
- Đánh trúng tâm lý giải quyết vấn đề cho khách hàng : Những dòng tiêu đề, đoạn văn, từ ngữ sử dụng trong landing page mang tính thuyết phục cao. Đánh trúng tâm lý về nhu cầu của khách hàng.
- Tập trung vào loại chuyển đổi nhất định : Khi khách hàng vào landing page, họ sẽ chỉ có 1 lựa chọn duy nhất, không bị phân tâm vào các nút, các khu vực khác
Landing page có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất là Leadpage, vì khách hàng sẽ đăng ký miễn phí để nhận 1 thứ gì đó, có thể là dùng thử, ebook, hướng dẫn,…Và sau này doanh nghiệp sẽ dử dụng tệp khách hàng thu thập được để remarketing về sau.
Landing page bán hàng (salepage) cũng sẽ phát huy tác dụng rất tốt nếu nội dung trên landing page đầy đủ, rõ ràng và thuyết phục.
Landing page dùng khi nào?
“Khi tôi muốn có nhiều khách hàng hơn thì tôi dùng landing page, đơn giản thế mà cũng hỏi”.
Cũng đúng, nhưng mình muốn đưa ra 1 số trường hợp cụ thể mà ở đó, landing page sẽ phát huy sức mạnh thực sự của nó, và trong những trường hợp này, bạn KHÔNG thể KHÔNG dùng landing page.
Khi chạy quảng cáo.
Chạy quảng cáo đến 1 trang chung chung, ít thông tin, không tập trung được hành động của visitors, bạn sẽ rất lãng phí tiền. Thay vì vậy, hãy chuẩn bị 1 landing page thật rõ ràng & mang tính thuyết phục cao, bạn sẽ có kết quả tốt hơn nhiều.
Lưu ý landing page chỉ phát huy tác dụng tốt khi người truy cập là những người quan tâm đến lĩnh vực/mặt hàng bạn đang quảng bá, vì vậy bạn cần học thêm các kỹ năng chạy quảng cáo, tạo mẫu quảng cáo chuẩn (Nội dung landing page phải chính xác tương ứng tiêu đề quảng cáo)
Khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới.
Bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào bạn cũng nên làm landing page, ví dụ điển hình bạn có thể vào trang của Apple, với mỗi sản phẩm họ luôn làm 1 landing page riêng (Mục đích của họ là giới thiệu tính năng sản phẩm)
Các landing page bán hàng/giới thiệu dịch vụ dạng salepage dài cũng phát huy tác dụng rất tốt. Càng đầy đủ, chi tiết, không dư thừa, tập trung giải quyết được vấn đề cho khách hàng thì landing page càng có tỉ lệ chuyển đổi cao.
Nếu bạn là 1 doanh nghiệp lớn có nhiều khách hàng quan tâm, ngay cả khi sản phẩm/dịch vụ chưa ra mắt, bạn cũng nên làm landing page giới thiệu sẵn về sản phẩm /dịch vụ. Ở những landing page này, bạn có thể thu thập thông tin khách hàng muốn nhận thông báo khi sản phẩm ra mắt, đặt hàng trước hoặc vào danh sách chờ.
Khi tặng thứ gì đó FREE.
Nếu bạn muốn tặng ebook, hướng dẫn, khóa học, voucher, mã giảm giá,...cho khách hàng để thu thập thông tin người dùng, tốt hơn hết bạn nên xây dựng landing page ngắn, có thể làm 2-3 cái và thực hiện chiến dịch A/B testing xem landing nào mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đây là 1 công đoạn không thể thiếu trong 1 phễu bán hàng (sale funnel), chúng ta xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước sau đó mới quảng bá sản phẩm sau.
Khi bạn chuẩn bị tổ chức sự kiện
Dù là sự kiện online (Livestream, webinar) hay sự kiện offline (hội thảo, workshop, offline,…) bạn đều nên tạo 1 landing page đơn giản để thu hút lượt đăng ký.
Trên landing page dạng này thường rất đơn giản và ngắn gọn, có 5 thông tin sau đây là đủ :
- Vì sao sự kiện diễn ra ?
- Ai nên tham gia sự kiện
- Diễn giả
- Nội dung chính
- Thời gian địa điểm.