Bạn đang tự hỏi Yoast SEO là gì? Làm thế nào để sử dụng bộ công cụ này đúng cách, hiệu quả? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn giải đáp hết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng. 

Yoast SEO được xem là Plugin đầu tiên và thường thấy nhất trong danh sách các công cụ tinh chỉnh thông tin để tối ưu SEO WordPress trên Google. Chúng sở hữu nhiều tính năng nổi bật, đa dạng tuyệt vời. Song, nếu muốn hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải nắm rõ khái niệm cũng như cách cấu hình, sử dụng sao cho đúng cách.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn toàn bộ kiến thức về bộ công cụ này từ định nghĩa, tính năng cho đến cách cài đặt, thiết lập,… Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

Yoast SEO là gì?

Yoast SEO là một Plugin của WordPress có tác dụng hỗ trợ và hoạt động tối ưu hóa SEO tổng thể cho Website.

Yoast SEO được phát triển bởi team Yoast từ năm 2010 đến nay. Ngoài ra, công cụ này rất quan trọng và đắc lực cho việc tối ưu các chỉ số trong một bài viết chuẩn SEO. Thông qua Yoast SEO, người dùng có thể cài đặt được nhiều ứng dụng quản lý Web hơn như: Google Analytics, Google Webmaster, Sitemap,…

Download Yoast SEO

Đây được xem là một trong những công cụ đắc lực và phổ biến hàng đầu trong WordPress. Chúng tỏ vẻ hữu hiệu ở mọi việc dù là xây dựng Blog cá nhân hay quản lý Website cho khách hàng đúng chuẩn SEO. Yoast SEO phù hợp và có mặt hầu như trên tất cả các trang WordPress trừ Blog WordPress miễn phí.

Các tính năng của Yoast SEO là gì?

Yoast SEO có nhiều tính năng nổi bật như:

  • Tối ưu hóa từ khóa và các từ đồng nghĩa, từ có liên quan đến nó.
  • Tối ưu SEO OnPage ở từng trang con của Web chính.
  • Hỗ trợ kiểm tra thông tin của File robots.txt, Sitemap, .htaccess, các liên kết cố định.
  • Kiểm tra tiêu đề, Meta Description,…
  • Đăng bài viết, chia sẻ trên các mạng xã hội như Google, Facebook,…
  • Hạn chế tối đa các tình trạng trùng lặp nội dung bằng cách cấu hình URL chuẩn.
  • Phát hiện lỗi sai trong Yoast SEO.

Bộ Plugin này được team Yoast xây dựng và phát triển với 2 phiên bản chính, đó là có trả phí và miễn phí.

Yoast SEO có 2 loại Yoast SEO Free và Yoast SEO Premium
Yoast SEO có 2 loại Yoast SEO Free và Yoast SEO Premium

Yoast SEO Free là gì?

Nếu chỉ là những công việc quản lý Website đơn giản, bạn có thể sử dụng bản Free mà không cần mua thêm thứ gì.

Yoast SEO Free mặc dù không cần phải trả phí, nhưng chúng được đánh giá là khá đầy đủ tính năng.

Có thể nói, hầu hết các tính năng quan trọng đều có trong phiên bản miễn phí này.

Yoast SEO Premium là gì?

Ở Yoast SEO Premium, người dùng sẽ có nhiều thuận tiện hơn trong việc chuẩn SEO cho bài viết trên Web WordPress.

Yoast SEO Premium là phiên bản cao cấp và nhiều tính năng hơn hẳn, đương nhiên, vì bạn phải trả phí để có nó.

Đầu tiên nhất, Yoast SEO Premium giúp bạn hoạt động trơn tru, ít gặp lỗi 404 hơn. Tiếp theo, chúng có tính năng đặc biệt mà bản Free không có là gợi ý liên kết cho những bài viết liên quan. Điều này giúp bạn tạo link nội bộ nhanh chóng hơn hẳn. Thay vì bạn phải ngồi đếm từng từ thì Yoast SEO Premium có thể giúp bạn đếm cụm từ được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, chúng còn nhiều tính năng vượt trội khác nữa, xứng đáng để bạn chi tiền ra mua về sử dụng. Yoast SEO Premium luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các dịch vụ SEO từ khóa uy tín.

Hướng dẫn cài đặt Plugin Yoast SEO

Theo bạn, cách cài đặt Yoast SEO là gì? Chúng thực tế vô cùng đơn giản, dễ dàng, bất cứ ai cũng tự làm được. Thời gian cài đặt nhanh chóng, tốc độ chưa đến 15 phút ngay cả chờ là đã hoàn tất. Cụ thể, bạn thực hiện lần lượt các bước như sau:

  • Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào bảng quản trị WordPress của bạn, sau đó ấn tìm Plugins. Click vào mục Add New ở thanh bên trái màn hình.
  • Bước 2: Màn hình sẽ xuất hiện trang Add Plugin, trên đây, bạn tìm kiếm công cụ Yoast SEO bằng hộp tìm kiếm. Chúng sẽ hiện ở góc trên bên phải cửa sổ.
  • Bước 3: Sau khi tìm thấy nó, bạn thực hiện nhấp chuột vào dòng chữ Cài đặt ngay bây giờ.
  • Bước 4: Chọn Install Now và Active để kích hoạt nó lên sử dụng.

Bây giờ, khi bạn kiểm tra Menu bên trái, bạn sẽ thấy một mục mới – SEO.

Ngoài ra, còn có Plugin khác với những chức năng khá tương đồng, đó là Rank Math.

So sánh Rank Math vs Yoast SEO.

Hướng dẫn thiết lập Yoast SEO

Chỉ cần hệ thống có sẵn Setting để nhập vào thì bạn có thể dễ dàng thiết lập Yoast SEO. Các thiết lập của Yoast SEO là gì?

  • Thiết lập chung
  • Tiêu đề và Meta
  • Social
  • XML Sitemap
  • Advanced
  • Search Console
  • Tools

Đầu tiên, bạn nhấp vào Dashboard Admin, sau đó tiến hành tìm chọn mục SEO trên Menu bên tay trái hoặc trên cùng.

Bước cuối cùng là click chuột vào General. Ở đây, mọi tùy chọn SEO cho trang WordPress của bạn đều có thể thiết lập. Cụ thể:

Thiết lập chung

Thiết lập chung là cách thiết lập mặc định cho cấu hình Yoast SEO. Vậy các thiết lập chung của Yoast SEO là gì? Cần thực hiện các bước theo từng Tab sau:

Tab General

Tại Tab General → Chọn Your Info để bỏ qua phần giới thiệu.

Tab Your Info

Tại Tab Your Info, bạn thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin như: tên Website, tên thay thế, công ty hay cá nhân để Google dễ đưa trang vào Knowledge Graph. Nếu thiết lập cấu hình Yoast SEO cho Website công ty, thì bạn nên thêm Logo công ty vào nhé!

Tab Your Info dùng để đưa các thông tin cần thiết của Website vào Knowledge Graph
Tab Your Info dùng để đưa các thông tin cần thiết của Website vào Knowledge Graph

Tab Webmaster Tools

Hoàn tất Tab Your Info, hãy chọn sang Tab Webmaster Tools và dùng các công cụ như: Google Search Console, Alexa, Bing Webmaster Tools, hay Yandex Webmaster Tools để xác minh trang của bạn nếu chúng chưa được xác minh.

Quy trình xác minh diễn ra đơn giản, các công cụ hầu như đều tương đối giống nhau. Cụ thể, lấy công cụ Google Search Console làm ví dụ:

  • Mở Dashboard Search Console → Chọn mục Manage Property → Nhấp vào Verify This Site ở ô kế bên trang Yoast SEO mà bạn đang thêm. Nếu chưa thêm trang vào Search Console, bạn hãy tham khảo thêm hướng dẫn dưới đây.
  • Chọn HTML Tag và lấy Code ở phần Code Site dán vào hộp Google Search Console. Sau đó, thao tác xóa hết tất cả trừ những phần trong dấu ngoặc kép, bao gồm cả dấu ngoặc kép.
  • Cuối cùng, nhấn Save Changes và quay về Dashboard Google Search Console → chọn Verify để hoàn thành rồi chờ Google Index.
Việc thiết lập Yoast SEO diễn ra thông qua nhiều Tab làm việc
Việc thiết lập Yoast SEO diễn ra thông qua nhiều Tab làm việc

Tab Security

Tab này thích hợp và vô cùng hữu ích cho những trang WordPress có nhiều tác giả. Chúng giúp bạn quản lý việc đăng bài của cộng tác viên mà không ảnh hưởng đến sự thay đổi các thiết lập khác. Theo đó, sau khi chọn vào Tab Security, bạn Tick dấu Check vào ô hiển thị trên cửa sổ là được.

Tiêu đề và Meta

Tiêu đề và Meta trong SEO xuất hiện trên menu tay trái cũng cần được thiết lập. Phần này cực kỳ quan trọng trong SEO vì chúng xuất hiện trên SERP. Khi nhấn vào phần này, bạn sẽ thấy nhiều Tab sau xuất hiện:

Tab General

Tại tab này, sẽ có nhiều mục xuất hiện:

Đầu tiên là “Your Site Name | Contact Us” hoặc “Your Site Name – Contact Us”, bạn có thể thay đổi cách hiển thị của tiêu đề. Chúng có thể áp dụng trên tất cả các trang của Website.

Mục tiếp theo là Force Rewrite Titles có tính năng sửa lỗi khi tên trang xuất hiện hai lần trong tiêu đề. Bởi, có một số trang sử dụng Theme WordPress cài đặt sẵn hiển thị tiêu đề SEO. Do đó, khi bạn cài đặt tiêu đề mà có Force Rewrite Titles của Yoast sẽ tránh được xung đột. Nếu vẫn không hết lỗi, bạn có thể liên hệ với Web Developer chỉnh sửa Code của trang.

Homepage

Những thông tin hiển thị trong Tab Homepage phụ thuộc vào trang được cài đặt như thế nào. Để có thể tùy chỉnh thiết lập hoặc đổi tiêu đề, Meta Description cho trang, bạn nhấn vào link “Editing the front page/blog itself” rồi chỉnh tùy ý.

Tab Homepage này được thiết lập để đổi tiêu đề, Meta Description cho trang Web hoặc bài viết
Tab Homepage này được thiết lập để đổi tiêu đề, Meta Description cho trang Web hoặc bài viết

Tab Post Types

Tại Tab Post Types có thể điều chỉnh được nhiều thứ theo từng mục nhỏ sau:

  • Titles and Meta Descriptions: Tại mục này, bạn được phép đặt Template cơ bản cho tiêu đề và Meta Description. Mỗi trang sẽ có một Format riêng, Format này là đối với các trang trên Website.
  • Meta Robots: Ở đây sẽ có các tùy chọn như: Noindex, Follow, hãy nhấn chọn chúng nếu bạn không muốn bị các công cụ tìm kiếm Index. Hầu hết mọi người đều để trống phần này. Nhưng, bạn không biết rằng chúng là lý do khiến trang của bạn bị phạt do Duplicate nội dung.
  • Date in Snippet Preview: Tùy chỉnh này giúp bạn cập nhật Blog thường xuyên hoặc đăng nhiều bài viết có giá trị tin tức. Đồng thời, chúng còn giúp bạn ẩn các hiển thị về ngày tháng trên SERP để tránh nội dung quá lỗi thời.
  • Yoast SEO Meta Box: Tùy chọn này gọi là ẩn Yoast SEO Meta Box khi trang của bạn có nhiều cộng tác viên viết bài. Chúng sẽ giúp ngăn chặn việc các cộng tác viên tự ý thay đổi thiết lập.

Tab Taxonomies

Nếu trang của bạn là Blog được thiết kế theo hướng sử dụng nhiều Category và Tag để sắp xếp, phân loại bài viết. Thì, thẻ Taxonomies dùng để cài đặt Template tiêu đề và Meta Description. Chúng dùng các biến số tương tự như trong thẻ Post Types để tùy chỉnh. Bạn có thể dùng đặt tên giống nhau cho cả Tag và Category, song phải Check thêm phần Noindex, Follow để không bị phạt lỗi Duplicate nội dung nhé!

Tab Archives

Khi đang vận hành một trang Blog mà có ngày, tháng hoặc tác giả thì người đọc sẽ dễ tìm kiếm hơn. Tuy nhiên, trang lưu trữ này có thể gây khó khăn cho công cụ tìm kiếm, thậm chí chúng gây nhầm lẫn là Duplicate Content.

Tab Archive giúp ngăn chặn tình trạng này bằng 2 cách. Một là, chúng giúp thông báo cho bạn về việc có nên chọn Archive Page Index cho trang hay không. Hai là bạn chủ động tắt tất cả các Archive Page.

Thêm vào đó, Tab này còn cho phép bạn để tiêu đề xuất hiện trên một số trang đặc biệt như trang 404. Cho nên, nếu bạn có những trang đặc biệt như vậy bạn nên thêm vào mục Special Pages.

Tab Other

Cuối cùng là Tab Other, thẻ này có đầy đủ thông tin giải thích rõ ràng để người dùng sử dụng. Nên bạn không cần lo lắng về vấn đề này quá đâu.

Yoast SEO cũng có Tab tính năng liên kết trang với các tài khoản mạng xã hội
Yoast SEO cũng có Tab tính năng liên kết trang với các tài khoản mạng xã hội

Social

Social là mục giúp bạn liên kết trang của mình với các tài khoản mạng xã hội. Trong mục có những Tab quan trọng sau:

Tab Account

Trong Tab này, bạn có thể chèn URL vào từng Social Media Profile để thông báo với công cụ tìm kiếm rằng Social này đã được liên kết với trang của bạn. Song, cần lưu ý rằng, đối với Twitter, bạn phải gõ Username thay vì URL nhé!

Các Tab Mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Pinterest, Google+

Đối với các thẻ này, bạn có thể kiểm soát cách hiển thị nội dung chia sẻ trên từng trang mạng xã hội.

XML Sitemap

Nhờ có XML Sitemap, Yoast SEO có thể hỗ trợ quản lý Sitemap dễ dàng hơn. Chúng giúp SEO By Yoast tự động tạo XML Sitemap, cập nhật khi bạn thêm Content mới và thông báo công cụ tìm kiếm khi được cập nhật.

Trên từng Tab của mục này, bạn được phép xác định những phần mong muốn. Chẳng hạn như: loại bài viết, Category,… Hoặc, nếu bạn không muốn phần nào xuất hiện trong Yoast SEO Sitemap, chỉ cần check vào hộp bên cạnh là xong.

Tại XML Sitemap, bạn cũng có thể loại bỏ những bài viết đặc biệt khỏi XML Sitemap. Cụ thể, chỉ cần nhập số ID dưới thẻ Excluded Posts là được.

Advanced

Chuyển sang mục Advanced, bạn thiết lập vào các Tab sau:

Tab Breadcrumbs

Breadcrumbs là Tab đầu tiên trong mục Advanced. Khi bạn kích hoạt chúng lên, người dùng sẽ thấy Link hiển thị các mục dẫn đến trang hiện tại.

Tab Permalinks

Tab Permalinks giúp bạn xóa cấu trúc URL bằng cách vào phần Head theo chuẩn SEO. Phần này khá rõ ràng như hình, bạn có thể tham khảo.

Hướng dẫn tùy chỉnh Tab Permalinks
Hướng dẫn tùy chỉnh Tab Permalinks

Tab RSS

Nếu bạn viết Blog thì RSS là trợ thủ đắc lực để bạn kiểm tra xem có ai tự ý lấy nội dung và dữ liệu trên trang của mình hay không. Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng ăn cắp nội dung. Song, việc này giúp hạn chế tối đa

Nhưng bạn có thể sử dụng mục này để thêm Content vào bài viết khi những bài này xuất hiện trong RSS feed nhằm tự credit và trỏ ngược về trang của bạn tình trạng đó.

Search Console

Google Search Console thuộc tùy chọn công cụ SEO trong Menu bên tay trái màn hình. Chúng có tác dụng giúp bạn xem danh sách những trang lỗi và sửa lại ngay. Nếu bạn cần Redirect cho liên kết gãy, bạn cũng có thể thao tác như sau:

Nhấn Get Google Authorization Code → Chọn Accept để đưa Yoast SEO quyền truy cập tài khoản Search Console.

Bạn sẽ nhận được mã xác minh rồi nhập mã này vào hộp Authenticate và chọn Profile từ danh sách hiện ra.

Thực hiện Save Profile để hoàn tất → Quay lại tùy chọn SEO và nhấn vào Tools.

Tools

Tools giúp bạn thay đổi nhiều tiêu đề và Meta Description cùng lúc. Cụ thể, bạn có thể xuất ra danh sách tất cả các bài viết và trang. Sau đó, chỉ việc xem qua và thay đổi cùng lúc thay vì vào từng trang một để kiểm tra. Ngoài ra, ở đây cũng có tính năng File Editor để thay đổi file robot.txt và file .htaccess.

Cách sử dụng Yoast SEO

Sau khi đã cài đặt và thiết lập xong, bạn còn cần phải biết cách sử dụng Yoast SEO là gì?

Trong Menu bên tay trái Dashboard Admin, bạn chọn mục All Posts hoặc All Pages để nhìn thấy được tất cả bài viết, trang.

Bên tay phải màn hình có cột SEO, bạn tiến hành kiểm tra từng dấu chấm một. Những dấu chấm này thể hiện Yoast SEO đánh giá trang như thế nào. Thực tế, Yoast SEO có hệ thống phân tích và đánh giá mức độ chuẩn SEO khá đơn giản. Cụ thể:

  • Chấm màu xám thể hiện Yoast SEO không có thông tin gì về trang hoặc bài viết.
  • Chấm xanh là trang, bài viết đã được tối ưu hóa tốt.
  • Nổi bật nhất là chấm đỏ, chúng thể hiện một số vấn đề nghiêm trọng cần bạn chỉnh sửa.
  • Chấm vàng hoặc cam thì vấn đề tương đối tốt, cần cải thiện thêm.

Nếu bạn muốn kiểm tra tất cả các trang, bài viết để tối ưu, cột này vô cùng hữu ích. Chỉ cần mở một trang hoặc bài viết đó, bạn sẽ thấy phần Editor và hộp công cụ SEO by Yoast phía dưới phần Content.

Hộp công cụ SEO Yoast này có một vài Tab khác nhau như:

  • Tab General
  • Page Analysis
  • Advanced
  • Social
  • Publish
  • Hướng dẫn mở Breadcrumbs trên Yoast SEO
  • Hướng dẫn bỏ Category trên URL

Tab General

Tại Tab này, bạn được phép điền tiêu đề, Meta Description và từ khóa chính. Chỉ cần gõ Focus Keyword, Plugin sẽ tự động dò trong Content, tiêu đề, URL và Meta Description, Heading để thông báo Keyword được lặp lại bao nhiêu lần. Dựa trên đó, bạn sẽ biết Keyword được chèn đủ chưa hay có hiện tượng nhồi nhét Keyword không?

Trong khi cài đặt Focus Keyword, bạn nhớ điền Keyword quan trọng nhất. Vì, bạn chỉ có thể điền duy nhất 1 Focus Keyword trên SEO By Yoast. Ở phần Snippet Preview, bạn có thể xem tiêu đề và Meta Description hiển thị như thế nào trên SERP. Cách này nhằm mục đích đảm bảo không có phần quan trọng nào bị cắt bỏ.

Tab General đóng vai trò cho phép điền Titles, Meta Description và Keyword,...
Tab General đóng vai trò cho phép điền Titles, Meta Description và Keyword,…

Page Analysis

Sau khi thiết lập xong Focus Keyword trong thẻ General, chúng ta chuyển đến Tab Page Analysis. Tab này cho phép bạn tìm thấy vài Feedback về độ thân thiện SEO của trang. SEO By Yoast đưa ra Feedback dựa vào những yếu tố sau:

  • Keyword chính đã đủ chưa hay quá nhiều.
  • Trang đã có hình ảnh hay Outbound Link chưa.
  • Content dài bao nhiêu ký tự, số từ.
  • Keyword có bị trùng lặp với Keyword của trang khác không.

Một vài lưu ý khi sử dụng Page Analysis:

  • Chấm vàng tuy cần cải thiện nhưng không có nghĩa là xấu. Bạn nên cố gắng hạn chế chấm đỏ hơn và có nhiều chấm xanh càng tốt.
  • Bạn nên ghi nhớ rằng, SEO By Yoast chỉ là công cụ cho Feedback đơn thuần.
  • Đôi khi Yoast SEO cũng cho bạn vài Feedback không tự nhiên và rất vô lý. Vì vậy, bạn không cần phải làm theo 100%.

Advanced

Tại Advanced, bạn được phép thay đổi thiết lập cho Meta Robot Sitemap hoặc đặt URL Redirect 301.

Những tùy chọn có trong mục này gồm:

  • NO ODP: Ngăn ngừa công cụ tìm kiếm sử dụng mô tả trang từ ODP/DMOZ>.
  • Tùy chọn NO YDIR: Ngăn công cụ tìm kiếm sử dụng mô tả trang thay thế từ Yahoo! Directories.
  • No Archive: Ngăn công cụ tìm kiếm lấy phiên bản lưu trữ sẵn từ trang của bạn.
  • No Snippet: Lệnh giúp ngăn chặn các công cụ tìm kiếm sử dụng Snippet nội dung trên trang SERP.

Social

Đến bước này, trang của bạn khá chuẩn về SEO rồi đấy. Tiếp theo, hãy dùng Tab Social để đảm bảo bài viết cũng hiển thị chuẩn khi chia sẻ trên mạng xã hội. Chúng cần phải thật nổi bật để thu hút người dùng.

Publish

Publish chấm hiển thị độ thân thiện SEO, nếu chấm xanh thì bài viết đã được tối ưu. Hầu như tất cả các tính năng này đều có đầy đủ trong phiên bản Yoast SEO Free. Do đó, bạn không cần bỏ chi phí vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nếu muốn thêm tính năng thì bạn cân nhắc nâng cấp thành Yoast SEO Premium .

Publish thể hiện độ thân thiện của bài viết hoặc trang với SEO
Publish thể hiện độ thân thiện của bài viết hoặc trang với SEO

Hướng dẫn mở Breadcrumbs trên Yoast SEO

Chọn mục SEO bên cột Menu bên trái → Chọn Breadcrumbs sau đó nhấp vào nút Enabled để mở Breadcrumbs trên Yoast SEO.

Hướng dẫn bỏ Category trên URL

Trong cột Menu bên trái, nhấp vào Tab SEO → Chọn Show → Tiếp tục nhấp vào Remove trong hộp thoại Category URLs là hoàn tất.

Công cụ SEO dành cho SEOer

Ngoài các khái niệm Yoast SEO là gì, cách cài đặt, thiết lập, sử dụng, thì bạn còn cần các công cụ sau nếu muốn là SEOer chuyên nghiệp:

  • Free SEO Tools: Phát hiện những nội dung trùng lặp trong bài viết chuẩn bị đăng lên trang.
  • Website Speed Test: Công cụ kiểm tra tốc độ tải của trang Web.
  • Google Search Console: Công cụ dùng để thống kê các chỉ số Onpage cực hiệu quả. Mục đích của việc này là để tối ưu Link, loại bỏ các liên kết Backlink xấu, tạo Sitemap, xem truy vấn thống kê thứ hạng từ khóa,… Hay khi website có lỗi thì công cụ này cũng sẽ gửi thông báo và điều hướng giúp bạn sửa lỗi nhanh chóng.
  • Google Trends: Công cụ miễn phí đánh giá độ phổ biến tương đối của một Query.
Dân SEOer còn có nhiều công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp khác ngoài Yoast SEO
Dân SEOer còn có nhiều công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp khác ngoài Yoast SEO

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Yoast SEO là gì, cách sử dụng từ A đến Z. Chúng giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về một Plugin hữu ích cho Website WordPress. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn và nắm bắt được hết nếu có làm việc trên Yoast SEO. Hãy ứng dụng ngay Yoast SEO để cải thiện nhanh chóng hiệu quả SEO của mình nhé!

Chúc bạn thành công!