Digital marketing chưa bao giờ là lỗi thời, tương lai nó sẽ là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp non trẻ.

Với sự thông dụng của Internet ngày nay, liệu bạn có tin khi tôi nói rằng số lượng người lên mạng mỗi ngày vẫn đang không ngừng tăng? Và Digital Marketing là gì? Tại sao nó lại hiệu quả?

Thật vậy! Theo Pew Research, số lượng người “trung thành” sử dụng Internet đã tăng 5% chỉ trong 3 năm qua.

Và đặc biệt, cách thức mua bán hàng hóa của con người đã thực sự bị ảnh hưởng. Nghĩa là Marketing Offline đã không còn hiệu quả như trước đây.

Marketing luôn luôn là sự kết nối của bạn và khách hàng ở đúng nơi, đúng thời điểm. Bạn cần phải tìm đến nơi mà khách hàng của mình thường dành nhiều thời gian nhất, và đó chính là mạng Internet.

Vậy Digital Marketing là gì? Công việc của một Digital Marketer là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu đến với khách hàng. Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số gồm quảng cáo trực tuyến, Email Marketing, SEO, Content Marketing, tờ rơi online,… và hơn thế nữa.

Vậy Digital Marketing và Online Marketing có mối quan hệ gì? Tìm hiểu thêm tại bài viết: “Online Marketing là gì? Hướng dẫn cơ bản cho người mới bắt đầu”!

Tầm quan trọng của Digital Marketing

Bằng cách thức tiếp cận mới khác hoàn toàn với các phương pháp marketing truyền thống, Digital Marketing đã giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh, rộng lớn và chính xác hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, ngân sách, chi phí cho Digital Marketing rất linh hoạt, các nhà tiếp thị có thể điều chỉnh, phân bổ cho từng giai đoạn của chiến dịch marketing. Dưới đây là một số chức năng của Digital Marketing cho thấy tầm quan trọng của phương thức này.

Tiếp cận sát với mục tiêu giúp tăng tỷ lệ mua hàng

Các quảng cáo trên truyền hình, tivi, báo đài, tạp chí là các loại hình tiếp thị truyền thống, yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngân sách lớn và rất khó xác định quảng cáo có đến đúng khách hàng mục tiêu hay không. Với phương thức này doanh nghiệp cũng không có các dữ liệu thống kê để đo lường kết quả. Nhưng với Digital Marketing thì khác.

Digital Marketing có khả năng xác định mục tiêu của quảng cáo, giúp quảng cáo đến đúng đối tượng, đồng thời cung cấp nội dung được cá nhân hóa làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng SEO từ khóa, công cụ Google Adwords giúp tiếp cận những người quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn thông qua các từ khóa cụ thể. Cách này chắc chắn lượng khách hàng truy cập, tìm kiếm đến doanh nghiệp bạn đều là khách hàng tiềm năng.

Hoặc đối với nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, bạn có thể tạo các mẫu quảng cáo đến đúng khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của công ty thông qua các thông tin về nhân khẩu học như: sở thích, giới tính, tuổi, hành vi, vị trí địa lý.

Sự phát triển của Internet cùng các công cụ hỗ trợ khai thác big data đã giúp các nền tảng, phương thức tiếp thị có khả năng tiếp cận đến chính xác các khách hàng có nhu cầu.

Tối ưu chi phí quảng cáo

Bạn có thể chủ động điều chỉnh ngân sách chi tiêu cho từng thời điểm khác nhau, chủ động tăng ngân sách khi thấy quảng cáo có hiệu quả hay giảm ngân sách khi thấy tỷ lệ hoàn vốn thấp. Bạn hoàn toàn nắm quyền điều chỉnh ngân sách trong tay.

Tốc độ tiếp cận nhanh, độ phủ lớn

Internet phủ sóng toàn cầu giúp Digital Marketing có tốc độ tiếp cận nhanh. Thông qua các kênh quảng cáo, kênh truyền thông xã hội giúp thông tin của các doanh nghiệp được lan truyền vô cùng nhanh chóng.

Ví dụ chỉ với một vài thao tác, doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác, trao đổi thông tin qua lại nhanh chóng thông qua chat hay comment. Hay chỉ với một cú click nội dung về sản phẩm/ dịch vụ của bạn được gửi tới hàng ngàn người thông qua email.

Các kênh truyền thông, mạng xã hội đang sở hữu lượng người sử dụng khổng lồ, qua đó các doanh nghiệp có thể khai thác thông tin người dùng thông qua khai báo hay lịch sử hoạt động. Để thực hiện hiệu quả chiến dịch Digital Marketing, những dữ liệu này vô cùng quan trọng giúp bạn tiếp cận bất cứ ai trên toàn thế giới.

Khả năng đo lường hiệu quả

Nhờ những công cụ phân tích kỹ thuật số hỗ trợ đo lường dễ dàng và hiệu quả hơn. Các công cụ này giúp doanh nghiệp xác định mức độ quan tâm của khách hàng thông qua số lượt xem, lượt chia sẻ, lượt nhấp, số lượng truy cập trang web, số lượng tiếp cận bài viết,… và chi phí tương ứng. Digital Marketing còn cung cấp dữ liệu và thời gian thực để bạn ước tính được ROI.

Đa dạng loại hình tiếp thị

Có nhiều loại hình Digital Marketing giúp doanh nghiệp và các cá nhân bán hàng trực tuyến có nhiều sự lựa chọn hỗ trợ tiếp thị.

Môi trường hoạt động của Digital Marketing

Nghiên cứu và phân tích môi trường hoạt động Digital Marketing là bước thực hiện rất quan trọng khi xây dựng kế hoạch và triển khai bất kì chiến dịch nào. Điều này giúp hoạt động marketing hiệu quả khi phù hợp với thực trạng, bối cảnh thị trường, đáp ứng đúng mong muốn, nhu cầu và insight, đồng thời phù hợp với cả mong muốn và vấn đề của doanh nghiệp.

Các yếu tố môi trường hoạt động Digital Marketing

Các marketers cần quan tâm đến các yếu tố trong môi trường hoạt động Digital Marketing, bao gồm môi trường vĩ mô, vi mô và nội bộ doanh nghiệp, sản phẩm. Trong từng môi trường này bạn sẽ phân tích ưu điểm, nhược điểm, thách thức và cơ hội, từ đó có định hướng và các bước đi đúng đắn, phù hợp.

Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố như bản thân doanh nghiệp, nhà cung cấp, trung gian marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng, nói chung là những yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, thương hiệu và các nguồn lực bên ngoài. Để lên kế hoạch cho bất kì chiến dịch nào, doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích các thông tin về các yếu tố này.

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, tự nhiên, công nghệ, nhân khẩu học. 6 Thành phần này đều tác động tới môi trường chung và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp.

Nội bộ doanh nghiệp

Nội bộ doanh nghiệp là cấu tạo bên trong của một tổ chức, lực lượng này có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến hoạt động Digital Marketing. Ví dụ như nguồn nhân lực, máy móc công nghệ, ngân sách, lịch sử, chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,… Doanh nghiệp cần biết ưu và nhược điểm của từng yếu tố, biết được điểm mạnh để khai thác, điểm yếu để khắc phục, thay đổi.

Hành trình khách hàng trong Digital Marketing

Khách hàng chính là mục tiêu chính của Digital Marketing, vì thế đây là yếu tố doanh nghiệp phải quan tâm, phân tích để có những chiến dịch tiếp thị thành công. Bạn sẽ thầy tầm quan trọng của hành trình khách hàng thông qua những vai trò quan trọng sau:

  • Giúp đo lường tương tác, mức độ hiệu quả của chiến dịch.
  • Phản hồi, hành vi giúp đưa ra các ý tưởng thiết kế chiến lược Digital Marketing cải thiện từng bước trong quá trình mua hàng.
  • Phát hiện thiếu sót của chiến lược để có các điều chỉnh phù hợp.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến dịch Digital Marketing đúng đắn và tiết kiệm chi phí.

Quy trình và các công cụ nghiên cứu Digital Marketing

Nhờ có sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu marketing giúp quá trình tiếp thị đạt hiệu quả cao hơn. Doanh nghiệp có thể nắm các thông tin quan trọng về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh thông qua các công cụ nghiên cứu phù hợp.

10 Hình thức Digital Marketing hiệu quả

  1. Search Engine optimization (SEO)
  2. Content Marketing
  3. Social Marketing
  4. Pay Per Click
  5. Affiliate Marketing
  6. Native Advertising
  7. Marketing Automation
  8. Email Marketing
  9. Online PR
  10. Inbound Marketing

#1. Search Engine Optimization (SEO)

Search Engine Optimization (tối ưu công cụ tìm kiếm) là quá trình tối ưu hóa trang web bạn để được “xếp hạng” cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó làm tăng lượng truy cập không phải trả tiền (hoặc miễn phí) vào website bạn.

Các kênh được hưởng lợi từ SEO gồm:

  • Websites
  • Blogs
  • Infographics

Có rất nhiều cách thức triển khai SEO để mang về các traffic chất lượng cho website, bao gồm:

  • On page SEO: Cách thức SEO này tập trung vào các content và nguồn lực hiện diện “trên trang web” của bạn.
    Bằng cách nghiên cứu từ khóa có lượng tìm kiếm cao, đồng thời xem xét ý định tìm kiếm (Search Intent) của các từ khóa này, bạn có thể viết nên những blog trả lời câu hỏi thắc mắc mà độc giả đang quan tâm. Từ đó có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Off page SEO: Cách thức SEO này tập trung vào các hoạt động diễn ra “bên ngoài web” của bạn. Cụ thể là triển khai backlink (link từ các trang khác trỏ về web bạn). Số lượng website và độ uy tín của các web mà bạn nhận được backlink từ họ có ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng của bạn đối với các từ khóa mà bạn SEO.
  • SEO Technical: Tập trung chủ yếu vào các mảng phụ trợ của website và cách thức mà một website được mã hóa, SEO Technical bao gồm việc nén hình ảnh, structured data, tối ưu hóa các tệp CSS giúp tăng tốc độ tải trang của bạn lên đáng kể.

Đây là một trong các hình thức Digital Marketing tốn nhiều nguồn lực về thời gian và nhân lực để triển khai. Do vậy nhiều doanh nghiệp coi việc sử dụng dịch vụ SEO uy tín là một sự lựa chọn hàng đầu.

Hoặc nếu bạn chưa có kinh phí để sử dụng dịch vụ SEO thì bạn có thể tham khảo, tìm hiểu về SEO với các bài hướng dẫn SEO web cực kỳ chi tiết, chất lượng của MrH Digital nhé!

Bài viết nên đọc về SEO:

  • SEO Youtube: 4 Bước tối ưu cực dễ giúp tăng hạng video Youtube 2020!
  • Hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools hiệu quả nhất 2020
  • SEO Google Maps là gì? Cách SEO Google Maps giúp thăng hạng hàng loạt từ khóa
  • 8 Sai lầm khi xây dựng liên kết ảnh hưởng đến website

#2. Content Marketing

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) bao gồm việc tạo lập và quảng bá nội dung nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập và tạo ra những khách hàng mới tiềm năng.

Các kênh thường được sử dụng cho một chiến dịch Content Marketing bao gồm:

  • Bài post trên blog: Viết và đăng tải blog trên website doanh nghiệp giúp bạn thể hiện được chuyên môn của doanh nghiệp mình trong ngành và tạo ra các Organic Traffic miễn phí cho website cty.
    Việc triển khai blog này sẽ giúp bạn gia tăng khả năng chuyển đổi người dùng truy cập web trở thành khách tiềm năng cho đội ngũ sales sau này.
  • Ebook: Ebook và các loại nội dung dài giúp cung cấp kiến thức và giáo dục cho người dùng truy cập website về lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, ebook giúp các marketer có được thông tin liên hệ (leads) của người dùng, hỗ trợ tăng số lượng khách hàng có tiềm năng cho doanh nghiệp và nuôi dưỡng, chuyển đổi họ thành khách hàng có khả năng mua hàng trong tương lai.
  • Infographic: Các hình ảnh trực quan và thông tin ngắn gọn trong infographic ngoài việc thu hút người dùng thông qua vẻ ngoài bắt mắt, còn hỗ trợ họ hình dung những điều mà bạn nói một cách dễ dàng hơn.

Tham khảo: Tổng hợp 26 cách viết content marketing hay cho người mới

#3. Social Media Marketing

Social Media Marketing (tiếp thị mạng xã hội) quảng bá doanh nghiệp và content của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing bao gồm:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Instagram
  • Snapchat
  • Pinterest
  • Google+

Bài viết nên đọc liên quan đến Social Media Marketing:

  • Facebook Marketing – 6 Yếu tố cốt lõi quyết định thành công từ A–Z
  • Kích thước cover Facebook trên điện thoại chuẩn nhất 2021

#4. Pay-Per-Click (PPC)

PPC là một phương pháp dùng để thu hút lượng truy cập đến trang web của bạn bằng cách trả tiền cho những người chạy quảng cáo mỗi khi quảng cáo của bạn được click để xem.

Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Google AdWords, cho phép bạn trả tiền để có được vị trí hàng đầu trên các trang kết quả tìm kiếm của Google với mức giá dựa trên “mỗi lần nhấp” vào các liên kết của bạn.

Những kênh mà bạn có thể dùng PPC bao gồm:

  • Paid Ads trên Facebook: Các quảng cáo trả phí trên Facebook giúp doanh nghiệp có thể upload video, bài post và được Facebook đăng lên newfeed của những đối tượng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Promoted Tweets trên Twitter: Với hình thức này, bạn có thể trả tiền để đặt các bài đăng được hiện diện trên bản tin news feeds của một nhóm đối tượng cụ thể. Từ đó đạt được mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đề ra như: tăng website traffic, followers trên Twitter, tương tác hay thậm chí là download app.
  • Sponsored Messages trên LinkedIn: Các tin nhắn của bạn sẽ được gửi trực tiếp đến những người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên lĩnh vực hoạt động và background của họ.

#5. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

Affiliate Marketing là một loại quảng cáo dựa trên hiệu suất nơi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên trang web của mình.

Các kênh tiếp thị bao gồm:

  • Hosting video Ads thông qua the YouTube Partner Program.
  • Bài đăng đính kèm liên kết nơi bạn cộng tác trên các mạng xã hội của bạn.

#6. Native Advertising

Native Advertising là các quảng cáo tự nhiên được thiết kế trông giống như nội dung thông thường để thu hút người dùng với các thông tin có giá trị. Và hình thức quảng cáo này khá giống với loại hình Content Marketing ở điểm cung cấp các thông tin thú vị để nhận được tỷ suất lợi nhuận (ROI) cao hơn so với các loại hình quảng cáo truyền thống.

#7. Marketing Automation

Marketing Automation là các phần mềm phục vụ nhu cầu tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của bạn. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các hoạt động thủ công lặp đi lặp lại, chẳng hạn như:

Email Newsletters

Email tự động không chỉ cho phép bạn gửi email một cách tự động đến hộp thư của những người đăng ký nhận bản tin. Nó còn giúp bạn phân loại đối tượng để gửi email, từ đó hạn chế spam, đảm bảo bản tin của bạn chỉ được gửi cho những người mong muốn nhận chúng.

Lên kế hoạch post bài social

Nếu bạn muốn gia tăng sự hiện diện của doanh nghiệp mình trên mạng xã hội, bạn cần phải post bài thường xuyên. Điều này khiến cho việc publish các content trên Social Media một cách thủ công sẽ tốn khá nhiều thời gian của bạn.

Các công cụ Marketing Automation sẽ giúp bạn đăng tải các content lên mạng xã hội, giúp bạn có thể dành nhiều thời gian hơn và tập trung vào xây dựng chiến lược nội dung của riêng mình.

Tự động nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Kết nối với các đối tượng khách hàng có tiềm năng và nuôi dưỡng họ để dần dần chuyển đổi thành khách hàng là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách set up một hệ thống tự động gửi email với nội dung phù hợp khi người dùng thực hiện các hành động nhất định (Vd như download ebook chẳng hạn)

Theo dõi và báo cáo chiến dịch

Các chiến dịch marketing có sự tham gia của rất nhiều người thuộc các bộ phận khác nhau: email, content, website, tele marketer, … Marketing Automation giúp bạn sắp xếp mọi thứ theo chiến dịch một cách đơn giản và theo dõi hiệu quả của chiến dịch đó theo trình tự thời gian, giúp bạn có được cái nhìn rõ nét hơn thông qua các số liệu đo lường từng giai đoạn cụ thể.

#8. Email Marketing

Các công ty hiện nay sử dụng công nghệ Email Marketing như một cách giao tiếp với khách hàng của họ.

Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, thông báo về chương trình giảm giá và những sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới trang web của doanh nghiệp.

Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch tiếp thị email bao gồm:

  • Theo dõi bản tin blog
  • Email nhắc nhở khách truy cập trang web đã tải về thứ gì đó
  • Email chào mừng khách hàng
  • Thông báo khuyến mãi cho khách hàng thân thiết
  • Mẹo hoặc những email thông tin hữu ích để nuôi dưỡng khách hàn

#9. Online PR

PR trực tuyến là cách an toàn trên mạng online bao gồm các ấn phẩm kỹ thuật số, blog và các trang web dựa trên content khác. Nó giống như PR truyền thống, nhưng hiện diện trên online.

Các nguồn bạn có thể sử dụng để tối đa hóa việc PR của mình bao gồm:

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu trên các trang báo
  • Thu hút người dùng để lại review/đánh giá trên trang của công ty bạn
  • Thu hút ý kiến đóng ​​góp trên web cá nhân hoặc blog của bạn.

#10. Inbound Marketing

Inbound Marketing đề cập đến phương pháp sử dụng phễu (Funnel marketing) để thu hút và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.

Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số đã được liệt kê ở trên trong suốt chiến lược Inbound Marketing để xây dựng mối quan hệ và tạo ra các trải nghiệm tích cực với những người dùng tiềm năng.

Sự khác biệt của Inbound Marketing so với các hình thức tiếp thị truyền thống (Traditional Marketing) bao gồm:

Inbound MarketingTraditional Marketing
Cung cấp nội dung hữu ích thông qua blogSử dụng các quảng cáo pop-up
Video MarketingCommercial Marketing
Xây dựng danh sách email bằng việc gửi thông tin giá trịSpam email

Công việc của Digital Marketing gồm những gì?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc học Digital Marketing ra làm gì, công việc của một Digital Marketer là gì. Digital Marketer chịu trách nhiệm thúc đẩy sự nhận diện về thương hiệu và tạo ra những khách hàng rất tiềm năng thông qua tất cả các kênh digital – cả miễn phí và trả phí – theo yêu cầu của công ty.

Các kênh này bao gồm Social Media, trang web riêng của công ty, thứ hạng trên những công cụ tìm kiếm, email, quảng cáo và blog của doanh nghiệp.

Digital Marketer thường tập trung vào một chỉ số đo lường hiệu quả (KPI – Key Peformance Indicator) khác nhau cho mỗi kênh.

Ví dụ, một Digital Marketer chịu trách nhiệm về SEO phải đo lường lượng Organic Traffic trên trang web của họ. Lượt truy cập đến từ những vị khách vào trang web khi tìm thấy một bài viết của doanh nghiệp thông qua tìm kiếm trên Google. Vậy nên Marketing Digital được ưu tiên hơn so với các cách thức tiếp thị khác.

Trong các công ty kinh doanh nhỏ, marketer có thể sử dụng kết hợp nhiều chiến thuật Digital Marketing đã được nhắc đến ở trên cùng một lúc. Các công ty lớn hơn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều chuyên gia hơn, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh digital của thương hiệu.

Dưới đây là một số ví dụ về các vai trò trong một team digital đảm nhiệm:

1. SEO Manager

  •   KPIs chính:
    • Lưu lượng truy cập tự nhiên – Organic Traffic
    • Thứ hạng từ khóa

Nói một cách ngắn gọn, các SEO Manager sẽ giúp các doanh nghiệp leo hạng trên Google. Bằng cách sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, họ có thể làm việc trực tiếp với Content Marketer / Copywriter để đảm bảo nội dung được tạo ra hoạt động tốt trên Google với mức chi phí SEO tối ưu nhất.

2. Content Marketing Specialist

  • KPIs chính:
    • Thời gian ở lại xem trang (time onsite)
    • Tổng lưu lượng truy cập blog (Page view)
    • Số lượng người đăng ký kênh YouTube (youtube subscriber)

Chuyên gia tiếp thị nội dung là những người sáng tạo nội dung bài viết. Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog của công ty và đưa ra chiến lược content bao gồm cả video.

Những chuyên viên này thường làm việc với những người ở các bộ phận khác để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch mà doanh nghiệp ra mắt được hỗ trợ với nội dung trên nhiều kênh digital khác nhau.

3. Social Media Manager

  • KPIs chính:
    • Lượt theo dõi
    • Impression (số lần bài post hiển thị trên newsfeed của người dùng)
    • Lượt chia sẻ (Shares)

Vai trò của Social Media Manager rất dễ suy ra từ chức danh của nó, nhưng nhưng tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà họ sẽ quản lý các kênh khác nhau.

Trên hết, các Social Media Manager thiết lập lịch đăng bài cho những bài post và hình ảnh của công ty. Họ cũng có thể làm việc với các chuyên viên Digital Marketing khác, đặc biệt là chuyên gia Content Marketing để phát triển chiến lược và quyết định đăng nội dung nào lên mạng xã hội nào.

(Lưu ý: Theo KPI ở trên, “tần số hiển thị” đề cập đến số lần bài đăng của doanh nghiệp xuất hiện trên newsfeed của người dùng.)

4. Marketing Automation

  • KPIs chính:
    • Thứ nhất là: Tỉ lệ mở Email (email open-rate)
    • Tiếp theo là: Tỉ lệ nhắp chuột (Click rate)
    • Tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng (Lead-generation Rate / Conversion Rate)

Marketing Automation quản lý phần mềm và giúp toàn bộ đội ngũ marketing hiểu được chính xác hơn thị hiếu của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp.

Bởi vì những hoạt động marketing được đề cập ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động kỹ thuật số này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.

Những kỹ năng cần có để làm Digital Marketing

Video: Bạn không cần phải có kỹ năng nâng cao giống như một nhà sản xuất video chuyên nghiệp, nhưng bạn cần có kỹ năng, kiến thức cơ bản về cách viết kịch bản, tư duy hình ảnh và sử dụng thành thạo các ứng dụng để edit video. Ngoài ra, còn phải hiểu cách sản xuất một video chất lượng, tăng sự hấp dẫn, thu hút cho video.

SEO & SEM: Bạn cần có kiến thức nền tảng về SEO và hiểu được tầm quan trọng của SEO trong chiến lược triển khai. Khi nắm được bức tranh tổng thể, bạn sẽ có cách triển khai và xây dựng team phù hợp, đúng đắn. Hoặc công ty có thể thuê dịch vụ ngoài để thực hiện chiến dịch.

Content Marketing: Content là một công cụ cực kỳ mạnh giúp công ty bạn nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, vì vậy bạn cần hiểu được cách tạo nội dung hấp dẫn, hiệu quả. Những cách kêu gọi, lan truyền bằng nội dung hay, câu chuyện đẹp,…

Đọc hiểu, phân tích dữ liệu: Các công cụ đọc hiểu và phân tích dữ liệu hỗ trợ Marketing Online rất nhiều, là những trợ thủ đắc lực không thể thiếu. Vì thế bạn cần biết cách sử dụng các công cụ này, ít nhất là Google Analytics và các báo của công cụ quảng cáo, vì nó luôn chứa các thông tin quan trọng. Bạn phải hiểu các dữ liệu, các chỉ số trong báo cáo để có phương án, giải pháp tốt làm tăng tỉ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập.

Design Thinking: Như đã nói trên content rất quan trọng, hình ảnh đi kèm với nội dung cũng vậy. Tư duy thiết kế là điều cần thiết để tạo ra nội dung sáng tạo mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Việc thấu hiểu tâm lý, hành vi người dùng cùng với tư duy về thiết kế sẽ giúp các sản phẩm xuất hiện trên website tốt hơn, thu hút hơn. Hay những nội dung content được để ý hơn nhờ hình ảnh trực quan, thu hút.

Yêu thích công nghệ: Digital Marketing là phương thức tiếp thị trên nền tảng công nghệ, để nắm chắc các kiến thức về bảo mật hay quản lý hệ thống thì bạn phải yêu thích, có khả năng thích ứng với các thay đổi của công nghệ.

Cách tạo chiến lược Digital Marketing

Xây dựng chân dung khách hàng

Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu luôn là bước đầu tiên trong mọi chiến lược marketing, các thông tin nhân khẩu học cần nắm như: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, công việc, thu nhập,… Ngoài ra, cần tìm hiểu nhu cầu, sở thích, hành vi khách hàng.

Thiết lập mục tiêu

Bạn muốn gì? Mục tiêu của chiến dịch Digital Marketing lần này là gì? Nó đã phù hợp với mục tiêu của công ty chưa? Khi nhìn thấy đích đến bạn mới có thể vạch ra con đường, vì vậy bước thiết lập mục tiêu rất quan trọng. Nếu bạn chọn sai mục tiêu thì chắc chắn rồi, đích đến cuối cùng của bạn cũng sai như cách bạn đặt mục tiêu.

Hãy lưu ý 3 điều sau đây khi thiết lập mục tiêu:

  • Bạn muốn đạt được điều gì?
  • Khi nào điều đó được hoàn thành?
  • Bạn sẽ đo lường kết quả như thế nào?

Kiểm tra các chiến lược hiện tại

Để kiểm tra nhiều chiến lược cùng một lúc hãy phân loại chúng thành 3 mô hình sau: Paid, Owned, Earned.

Paid Media: Đây là mô hình quảng cáo có trả phí, hãy kiểm tra các kênh quảng cáo có trả phí đang cho những kết quả gì? Kết quả đó có dẫn đến mục tiêu bạn đề ra không?

Owned Media: Đây là mô hình quảng cáo dựa trên chất lượng có sẵn của các nền tảng bao gồm website, blog, các trang mạng xã hội,… các kênh đó hiện hoạt động ra sao, có tác động như thế nào đến hình ảnh của thương hiệu bạn trên Internet?

Earned Media: Thống kê có bao nhiêu thông tin trên Internet và truyền thông đang chia sẻ, đề cập nội dung có liên quan đến thương hiệu của bạn.

Thiết lập ngân sách

Xác định ngân sách chi tiêu cho từng kênh, so sánh chi phí và hiệu quả đạt được của từng kênh đó. Xác định ngân sách sẽ tiếp tục chi để hoàn thiện kênh tiếp thị đó dẫn tới quá trình hoàn thiện chiến dịch Digital Marketing.

Công cụ hỗ trợ người làm Digital Marketing

Những người mới bước chân vào làm Digital Marketing chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức cũng như các kỹ năng phải học tập. Từ planning, research, execution cho tới report.

Công việc luôn phải được xử lý kịp thời, chính xác ở bất kì đâu và bất kì thời gian nào. Điều này đòi hỏi người làm Digital Marketing phải năng động, linh hoạt sử dụng nhiều công cụ, ứng dụng để xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả và đáp ứng thời gian yêu cầu.

Sau đây là các công cụ ứng dụng, dịch vụ web, extension của trình duyệt, có công cụ trả phí, công cụ miễn phí mà những người làm Digital Marketing đều phải nắm trong tay.

Công cụ hỗ trợ phân tích thị trường/đối thủ

Trong các bước xây dựng chiến lược marketing, bước đầu tiên luôn là phân tích khách hàng. Phân tích đối thủ và phân tích thị trường cũng quan trọng đối với người làm digital. Công cụ này giúp bạn hiểu hơn về thị trường, đối thủ, khách hàng tiềm năng nhắm chuẩn bị tốt cho các chiến dịch quảng cáo, lịch gặp gỡ, liên hệ khách hàng.

Công cụ xếp hạng và phân tích traffic của website

Bạn sẽ biết được website của mình đang hoạt động trong tình trạng như thế nào, có bao nhiêu lượt traffic trong 1 năm, 1 tháng hay 1 tuần qua, các lượt traffic đó đến từ nguồn nào. So sánh giữa website của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Không có công cụ nào đưa ra thông tin chính xác 100% về lượt traffic của một website, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nhưng đều là thông tin quý giá. Sau đây là các công cụ lấy thông tin về traffic của website:

  • SimilarWeb FREEMIUM
  • 1PageRank FREEMIUM
  • Alexa FREEMIUM
  • TrafficEstimate FREE

Công cụ này cho bạn biết một brand đang quảng cáo cho các nội dung, từ khóa như thế nào trên các bộ máy tìm kiếm. Nội dung quảng cáo, landing page của họ như thế nào, các quảng cáo và chiến dịch đó có hiệu quả không?

  • SpyFu FREEMIUM
  • iSpionage FREEMIUM
  • KeywordSpy FREEMIUM
  • Adgooroo PREMIUM
  • Keyword Competitor PREMIUM
  • The Search Monitor PREMIUM
  • SEMRush FREEMIUM

Công cụ nghiên cứu quảng cáo display

Công cụ này cho bạn biết một brand đang chạy quảng cáo trên các kênh nào, Ad network nào, hình ảnh họ sử dụng cho quảng cáo là gì, quảng cáo đó xuất hiện trên website nào, độ dài của quảng cáo đó, vị trí và hiệu quả,…Theo kết quả trả về này bạn có thể học hỏi từ các ông lớn, các website đối thủ để có giải pháp cho chính doanh nghiệp bạn.

  • iTracker.vn TRIAL
  • What Runs Where TRIAL
  • AdBeat PREMIUM
  • Moat FREEMIUM
  • MixRank TRIAL

Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên Facebook

Công cụ giúp bạn biết một brand đang chạy quảng cáo gì trên Facebook, thiết kế nào, metrics, engagement của Ads đó ra sao, nội dung sử dụng như thế nào.

  • Social Ad Ninja PREMIUM
  • Social Bakers FREEMIUM
  • Data Rank PREMIUM

Công cụ hỗ trợ Social Marketing

Mạng xã hội hiện đang trở thành diễn đàn có lượng lớn người hoạt động và tương tác qua lại. Không cần bàn cãi nhiều khi mạng xã hội trở thành một phần bánh béo bở thu hút những người làm Digital Marketing xuất hiện trên đây cả về nội dung, branding đến PR. Các công cụ sau đây giúp brand của bạn xuất hiện trên mạng xã hội hiệu quả hơn.

Công cụ quản lý mạng xã hội

Social Management Platform hỗ trợ các Digital Marketers trong việc quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội bằng cách lên lịch nội dung cần đăng tải, tự động trả lời, giao tiếp với followers, quản lý nội dung trên giao diện rõ ràng, trực quan.

  • Hootsuite FREEMIUM
  • Buffer FREEMIUM
  • Sprout Social TRIAL

Công cụ theo dõi mạng xã hội

Công cụ cung cấp thông tin sâu hơn về hành vi người dùng đối với brand, phân tích ngôn ngữ đánh giá xem nó mang tính tiêu cực hay tích cực, ảnh hưởng như thế nào tới thương hiệu. Thương hiệu của bạn được nhắc đến ở đâu, bởi ai trên các diễn đàn, blog, website, báo giấy nào?

  • YouNet PREMIUM
  • BuzzMetrics PREMIUM
  • iSentia PREMIUM
  • Boomerang PREMIUM
  • SocialOne PREMIUM
  • TracX PREMIUM
  • Google Alerts FREE

Công cụ đo lường, phân tích A/B testing

Công cụ đo lường, phân tích

  • Google Analytics FREEMIUM
  • Piwik FREE
  • Clicky TRIAL
  • KISSmetrics TRIAL
  • Mixpanel TRIAL
  • Appsflyer PREMIUM

Công cụ A/B testing

Các công cụ sau giúp đánh giá và thử nghiệm UI/UX trên website để có phương án thiết kế giao diện mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

  • Visual Web Optimization TRIAL
  • Optimizely FREEMIUM
  • UnBounce TRIAL
  • Google Content Experiments FREE

Công cụ hỗ trợ cải thiện website

  • Webpagetest.org FREE
  • Google Pagespeed Insights FREE
  • Google Mobile Friendly FREE
  • Structured Data Testing Tool FREE
  • Validator FREE
  • Mobiletest.me FREEMIUM

Công cụ hỗ trợ công việc hàng ngày

  • Pablo – Buffer FREE
  • Uplevo FREEMIUM
  • Bitly FREE
  • URL Builder FREE
  • Ghostery FREE
  • Web Archive FREE
  • Codeacademy FREE

Ứng dụng trên di động

  • Google Analytics (Android) FREE / Google Analytics (iOS) FREE
  • Quicklytics (iOS) FREE
  • Facebook Pages Manager (Android) FREE / Facebook Pages Manager (iOS) FREE
  • Adwords (Android) FREE
  • Hootsuite (Android) FREEMIUM / Hootsuite (iOS) FREEMIUM

Digital Marketing có cần một khoản chi phí lớn?

Cũng như những cách marketing khác, điều đó phụ thuộc vào cách thức Marketing Digital nào bạn đang muốn triển khai cho doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn đang tập trung vào các kỹ thuật inbound như SEO, phương tiện truyền thông xã hội hay lên content cho một trang web có sẵn, thì tin tốt là bạn không cần tốn nhiều chi phí.

Cách tạo một trang web với content bằng CMS của HubSpot

Với Inbound Marketing, trọng tâm chính là tạo nội dung chất lượng cao mà khán giả của bạn sẽ muốn xem qua – trừ khi bạn có kế hoạch thuê ngoài công việc – khoản đầu tư duy nhất là thời gian của bạn.

Đối với những người có ngân sách eo hẹp, bạn có thể bắt đầu sử dụng WordPress được lưu trữ trên WP Engine và sử dụng chúng ở StudioPress.

Với các kỹ thuật outbound như quảng cáo trực tuyến và mua danh sách email, chắc chắn sẽ tốn chi phí, phụ thuộc vào loại khả năng hiển thị của quảng cáo.

Ví dụ: để triển khai PPC bằng Google AdWords, bạn sẽ phải cạnh tranh với các công ty Digital Marketing khác trong ngành, để xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm của Google cho các từ khóa được liên kết với doanh nghiệp của bạn.

Tùy vào khả năng cạnh tranh của từ khóa, có thể dẫn đến giá cả hợp lý hoặc cực kỳ đắt đỏ, đó là lý do tại sao bạn nên tập trung xây dựng những cách thức hữu cơ (miễn phí)

Cách để Mobile Marketing phù hợp với chiến thuật Digital Marketing

Tổng quan Mobile Marketing

Trên thực tế, việc sử dụng smartphone chiếm 69% thời gian dành cho việc sử dụng thiết bị ở Mỹ. Trong khi con số này ở máy tính bàn chiếm chưa đến một nửa. Điều này có nghĩa là việc tối ưu hóa quảng cáo, trang web, hình ảnh truyền thông xã hội và các kênh digital khác trên phiên bản di động là cần thiết.

Nếu công ty của bạn có một ứng dụng di động cho phép người dùng tương tác với thương hiệu của bạn hoặc mua sắm sản phẩm, thì ứng dụng của bạn cũng nằm trong chiến dịch Digital Marketing.

Những người tương tác online với công ty của bạn thông qua các thiết bị di động, cần phải có trải nghiệm tích cực như trên máy tính.

Tối ưu mobile-friendly trong Digital Marketing

Điều này bắt buộc bạn phải tự học Digital Marketing một cách tổng quan hơn. Bạn cần phải thiết kế trang web thân thiện với thiết bị di động để người dùng có thể dễ dàng truy cập. Điều này cũng có nghĩa là giảm các thủ tục phức tạp khi nhập thông tin của khách hàng, để trải nghiệm của những người đang tải xuống không trở nên phức tạp khi họ đang di chuyển.

Đối với hình ảnh Social Media, quan trọng là luôn phải tưởng tượng về người dùng di động khi tạo chúng. Vì kích thước hình ảnh sẽ nhỏ hơn trên điện thoại nên văn bản có thể bị cắt.

Có rất nhiều cách bạn có thể tối ưu hóa hệ thống Digital Marketing của mình cho người dùng di động và khi thực hiện bất kỳ chiến lược Digital Marketing nào. Điều quan trọng là phải xem xét trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động.

Bằng cách đảm bảo điều này luôn được ưu tiên, bạn sẽ tạo ra những trải nghiệm digital phù hợp với khách hàng của mình. Và nhờ đó đạt được kết quả mà bạn mong muốn.

Ngoài ra, dựa vào hành vi của người dùng trải nghiệm trên các kênh marketing, bạn có thể áp dụng performance marketing để tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả ROI cho doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ Performance Marketing là gì, đừng vội bối rối. Tôi sẽ có bài viết chi tiết cho nó sau nhé!

Đo lường đánh giá hoạt động digital

Khái quát chung

Mục tiêu của một chiến dịch Digital Marketing đó là tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng hoạt động chuyển đổi công chúng thành khách hàng, xây dựng thương hiệu và mối quan hệ với khách hàng,…

Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing giúp doanh nghiệp xác định và điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với xu hướng thị trường, hành vi khách hàng. Việc đánh giá cụ thể trên từng kênh cho từng chiến dịch giúp doanh nghiệp nắm được đâu là kênh mang lại khách hàng tiềm năng, giúp đề ra ngân sách hợp lý cho các chiến dịch.

Một số chỉ số cần quan tâm khi đo lường và đánh giá

1/ ROI

ROI là một thước đo hiệu suất được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoặc lợi nhuận của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả của một số khoản đầu tư khác nhau. ROI cố gắng đo lường trực tiếp lượng lợi tức trên một khoản đầu tư cụ thể, so với chi phí đầu tư.

2/ CPW

Chi phí cho mỗi lần đặt hàng, công thức: Ngân sách bỏ ra/Số đơn hàng.

3/ CPL

Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng là một số liệu tiếp thị chính cho phép bạn đo lường hiệu quả hoạt động tiếp thị liên quan đến việc tạo ra các khách hàng mới cho nhóm bán hàng của bạn.

Nói một cách đơn giản, chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng là khoản đầu tư cần thiết để có được một khách hàng mới cho doanh nghiệp của bạn. Khách hàng tiềm năng là một người đã truy cập trang web của bạn và bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

4/ Conversion Rate

Tỷ lệ chuyển đổi là số lượng chuyển đổi chia cho tổng số khách truy cập. Ví dụ: nếu một trang web thương mại điện tử nhận được 200 khách truy cập trong một tháng và có 50 lần bán hàng, thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 50 chia cho 200 hoặc 25%.

5/ Incremental Sales

KPI Doanh số Gia tăng đo lường sự đóng góp của các nỗ lực tiếp thị của bạn vào việc tăng doanh thu bán hàng. KPI này nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa bán hàng và tiếp thị và mối quan hệ đó mang lại lợi ích như thế nào cho tổ chức của bạn.

Tiếp thị thu hút khách hàng tiềm năng đủ điều kiện và doanh số chuyển đổi những khách hàng đó thành khách hàng trả tiền (hy vọng họ trở thành những người ủng hộ thương hiệu để tiếp thêm động lực cho các nỗ lực tiếp thị).

Kết luận

Ok. Bài viết có quá dài với bạn? Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kiến thức Digital Marketing là gì. Tôi mong bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc chia sẻ bổ ích cho cộng đồng Digital Marketing, hãy comment chia sẻ bên dưới bài viết!

Cùng nhau tạo nên một cộng đồng SEO & Digital Marketing chia sẻ thông tin, kiến thức hữu ích nhé! Chúc bạn thành công!

Đánh giá post