Xây dựng mô hình kinh doanh là tìm kiếm một giải pháp đầy tính khoa học mở ra những giá trị lâu dài cho tổ chức. Đồng thời cung cấp đến người dùng các sản phẩm/dịch vụ tiện ích.
Mô hình kinh doanh gồm:
- Cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền
- Quá trình tạo ra ưu đãi cho khách hàng
- Cách khai thác mạng lưới phân phối
- Cách tận dụng các mối quan hệ đối tác quan trọng
Nói tóm lại,
Mô hình kinh doanh là cơ sở toàn diện để nhận biết. Đồng thời định vị và khái quát doanh nghiệp của bạn trên thị trường.
Vậy, mô hình kinh doanh là gì? Mô hình kinh doanh phong phú như thế nào? Lợi ích chúng mang lại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết tôi chia sẻ sau đây!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty start – up bởi nó mở ra cho doanh nghiệp những giá trị dài hạn bền vững. Song, việc phát triển mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ để phục vụ cho vấn đề lợi nhuận, tiết giảm chi phí mà còn là cho sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Để triển khai mô hình kinh doanh, trước hết, bạn cần tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Nhờ mô hình kinh doanh, bạn biết được yếu tố nào khiến người dùng quay lại dùng sản phẩm/ dịch vụ. Và đối với các doanh nghiệp thì làm thế nào để họ nhận biết giá trị hữu ích từ giải pháp của bạn. Nhất là cách thức các nhà cung cấp phát triển công việc kinh doanh.
Một mô hình kinh doanh thành công là khi các yếu tố kể trên được áp dụng và kết hợp nhịp nhàng với nhau. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo mô hình kinh doanh của Vietjet Air.
Mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu
Mô hình kinh doanh có thể là cách mà bạn kiếm tiền. Nhưng cách bạn kiếm tiền không hẳn là mô hình kinh doanh.
Một trong những điều sai lầm lớn nhất của mô hình kinh doanh là nhầm lẫn nó với mô hình doanh thu của công ty. Thực chất mô hình doanh thu chỉ là một trong những thành phần tạo nên một mô hình kinh doanh thành công.
Trong bài viết này, tôi đề cập nhiều đến phương thức các công ty tạo ra thu nhập như một cách để bắt đầu cuộc thảo luận về một mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, khái niệm về mô hình kinh doanh còn rộng hơn nữa. Nó ngụ ý sự hiểu biết về các hoạt động kinh doanh, thu hút khách hàng, duy trì, quản lý chuỗi cung ứng,…
Trong mô hình kinh doanh, tùy thuộc vào ngành nghề và định hướng của doanh nghiệp. Sẽ có một yếu tố nào đó cần thiết hơn hẳn so với những yếu tố khác.
Ví dụ, thành phần quan trọng nhất của mô hình kinh doanh Coca-Cola là chiến lược phân phối. Còn đối với McDonald, chìa khóa thành công của mô hình kinh doanh là các nhà hàng nhượng quyền đã có công giúp công ty phát triển quy mô trên toàn thế giới.
Nhìn chung, mỗi công ty sẽ chọn phát triển một mô hình độc quyền. Trong số nhiều các loại mô hình kinh doanh nhằm nâng cao giá trị tổ chức về lâu dài!
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với sự phát triển của doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh là định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Mô hình giống như bản đồ định vị khái quát về doanh nghiệp.
Mô hình sẽ thể hiện bản kế hoạch chi tiết lộ trình và các bước đi của doanh nghiệp. Ngoài ra mô hình cũng cho thấy quy trình và các quyết định của doanh nghiệp, đây là cách doanh nghiệp tạo ra giá trị và nắm bắt cơ hội.
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và có chỗ đứng trên thị trường thì việc xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và mang tính cạnh tranh là rất cần thiết. Bạn cần tạo ra mô hình mới, độc đáo, vì hiện nay việc bị đối thủ sao chép mô hình kinh doanh là khó có thể tránh khỏi.
Mô hình kinh doanh giúp bạn hình thành ý tưởng, giải quyết các vấn đề khác nhau và lựa chọn được giải pháp kinh doanh tốt nhất.
Mô hình lý tưởng nhất vẫn là mang sự độc đáo, sáng tạo, tạo lợi thế và không dễ dàng sao chép được. Đó là lý do vì sao mô hình kinh doanh cần được xây dựng ngay từ khi bạn có ý tưởng kinh doanh.
Thiết kế mô hình kinh doanh
Mục đích chính của mô hình kinh doanh chính là:
- Tạo ra một chuỗi liên kết bền vững
- Khám phá giá trị dài hạn cho các doanh nghiệp trong cùng thị trường, cùng ngách hoặc cùng ngành nghề.
Do đó, chuỗi giá trị này sẽ bắt đầu từ bước đề xuất giá trị. Nó được xem như lời cam kết bạn đưa ra cho những “người chơi” và đối tác quan trọng trong thị trường, ngành nghề hoặc ngách, tùy thuộc vào mục đích ban đầu.
Ví dụ, ngay từ những ngày đầu kinh doanh, Paypal không muốn thống trị toàn bộ thị trường mà bắt đầu từ một ngách.
Bí quyết kinh doanh này đã được cựu CEO Paypal – Pether Thiel chia sẻ trong cuốn sách Zero to One:
PayPal đã bắt đầu từ việc xác định đối tác có giá trị nhất, những người mà họ gọi là “người dùng quyền lực” (power user). Theo đó, thay vì tập trung vào việc cung cấp một dịch vụ chung cho mọi người, PayPal tuyển hướng tập trung thu hút càng nhiều “người dùng quyền lực” càng tốt. Những người này chủ yếu được thu thập từ nền tảng eBay.
Chỉ sau khi PayPal đã soạn thảo, thử nghiệm và xác nhận một đề xuất giá trị rõ ràng cho một nhóm người dùng quyền lực nhỏ nhưng quan trọng, họ mới có thể chuyển sang chiếm các phân khúc lớn hơn của thị trường đó.
Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến bạn những yếu tố cần có để có thể thiết kế một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh, đem đến những giá trị về nguồn thu cho công ty.
Kế hoạch kinh doanh
Để có thể duy trì và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh để tìm ra định hướng phát triển cho doanh nghiệp mình. Kế hoạch kinh doanh là một bản mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá hoạt động kinh doanh đã có kết quả như thế nào và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai.
Ma trận thị phần tăng trưởng
Ma trận thị phần tăng trưởng được xây dựng nhằm giúp cho doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp của mình. Bằng cách phân tích sản phẩm theo tăng trưởng và thị phần sau đó sắp xếp sản phẩm vào 4 nhóm như hình dưới đây. Với cách làm trên sẽ giúp doanh nghiệp biết được những sản phẩm nào tốt nhất để tập trung tăng trưởng thị phần.
- Ngôi sao: Là những sản phẩm thuộc các thị trường tăng trưởng cao với thị phần cao.
- Dấu hỏi: Dành cho những sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao với thị phần thấp.
- Bò sữa: Là những sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng thấp với thị phần cao.
- Con chó: Đây là những sản phẩm có mức tăng trưởng thấp với thị phần thấp.
Đường tăng trưởng
Đường tăng trưởng là đường biểu diễn đồ họa về một quá trình tăng doanh số và được thể hiện cụ thể theo thời gian. Khi xác định được loại tăng trưởng, doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra một mô hình toán học để dự đoán doanh số trong tương lai. Bạn còn có thể xác định được khi nào nên tung sản phẩm mới hay thời điểm nào phù hợp để tham gia vào một thị trường mới.
- Đường thứ 1: Biển hiện cho sự và bảo vệ phần cốt lõi của doanh nghiệp, nơi cung cấp lợi nhuận cao nhất.
- Đường thứ 2: Biểu hiện cho các cơ hội mới phát sinh, có khả năng đem đến lợi nhuận cao cần cân nhắc dành một khoản đầu tư đáng kể.
- Đường thứ 3: Biểu hiện cho những ý tưởng và sự phát triển trong tương lai, đó có thể là các dự án nghiên cứu.
Với mô hình 3 đường tăng trưởng, các doanh nghiệp có thể sử dụng tất cả ba đường để quản lý các cơ hội hiện tại và tương lai nhằm phát triển doanh nghiệp một cách bức tốc.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là mô hình phân tích chiến lược giúp phân tích một số đối tượng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành. Qua đó giúp cho nhà quản trị chiến lược biết được vị trí của công ty, doanh nghiệp mình đang ở đâu và định hướng chiến lược để đạt được vị trí mà công ty muốn đạt được trong tương lai.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Là những cá nhân, công ty có những sản phẩm cùng loại và có cùng phân khúc khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những cá nhân, công ty chưa cạnh tranh trong cùng ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội.
- Nhà cung ứng: Là cá nhân, tổ chức cung ứng sản phẩm trên thị trường, việc tăng giá hay giảm chất lượng của các nhà cung ứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty, doanh nghiệp.
- Khách hàng: Là người tiêu dùng, nhà phân phối. Khách hàng cũng tác động trực tiếp tới sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp.
- Sản phẩm thay thế: Là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế về giá trị và công dụng. Với những sản phẩm thay thế có giá trị và công dụng tốt hơn sẽ đe dọa đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp.
Mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu là chiến lược quản lý các luồng doanh thu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu, lợi nhuận, và mức lợi nhuận đó phải lớn hơn vốn đầu tư ban đầu.
Một số mô hình doanh thu cơ bản:
- Mô hình doanh thu quảng cáo (Advertising-supported revenue model)
- Mô hình doanh thu đăng ký (Subscription Revenue Model)
- Mô hình doanh thu phí giao dịch (Fees Revenue Model)
- Mô hình doanh thu bán hàng (Sales Revenue Model)
- Mô hình doanh thu liên kết (Affiliate Revenue Model)
Mô hình SWOT
Mô hình SWOT là công cụ hỗ trợ các nhà quản trị phân tích chiến lược, dự đoán các rủi ro có thể xảy đến. Với những ưu điểm trên, mô hình SWOT đã được rất nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng trong việc xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ.
Mô hình SWOT gồm 4 thành phần là: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats).
9 yếu tố chính trong mô hình kinh doanh
Thực tế là không có cách cụ thể nào để xác định mô hình kinh doanh. Nhưng có một tiêu chuẩn được gọi là mô hình kinh doanh Canvas. Đây có lẽ là cách tốt nhận biết các thành phần chính của chuỗi tạo giá trị công ty.
Cụ thể, có 9 yếu tố chính tạo nên một mô hình kinh doanh thành công:
- Đối tác chính
- Các hoạt động chính
- Đề xuất giá trị
- Quan hệ khách hàng
- Phân khúc khách hàng
- Tài nguyên cốt lõi
- Kênh phân phối
- Cơ cấu chi phí
- Nguồn thu nhập
Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ thông tin chiếm ưu thế như hiện nay; Canvas đã cho ra đời một mô hình kinh doanh mới với tên gọi lean startup canvas. Mô hình này nhằm thiết kế một mô hình kinh doanh hiệu quả, chính xác, ít tốn kém chi phí hơn cho các công ty startup.
Mô hình kinh doanh Lean startup Canvas
Cách thức vận hành của mô hình này cũng có chút khác biệt so với các tổ chức tập đoàn.
Lean Startup Canvas bắt đầu từ phong trào khởi nghiệp tinh gọn do Steve Blank khởi xướng vào năm 2013.
Trong khi các công ty lớn chủ yếu dựa vào các phác đồ chi tiết. Đối với các kế hoạch kinh doanh dài hàng trăm trang, đầy lý thuyết, thì các công ty startup lại chủ yếu thiên về thử nghiệm.
Tương tự các tập đoàn lớn đầu tư nguồn lực dồi dào để thiết kế, xây dựng sản phẩm/dịch vụ. Các công ty startup lại có xu hướng sử dụng quy trình thiết kế lặp và quy trình phát thảo nhanh gọn mà họ có được từ MVP để phù hợp với sản phẩm/ thị trường (và tối thiểu hóa chi phí, tất nhiên).
Bạn có thể áp dụng mô hình kinh doanh Canvas (nguyên thủy), lean startup canvas hay tự phát triển với mô hình của riêng bạn, hay cùng đối tác. Nhưng điều quan trọng là trước khi tiếp cận, bạn phải có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp của mình.
Mô hình Blitzscaling business model innovation canvas
Ngoài ra, mô hình Blitzscaling business model innovation canvas có thể dùng là bí quyết để đánh giá xem công ty của bạn hay mô hình kinh doanh của bạn có đầy đủ các yếu tố để phát triển quy mô hay không.
Trong mô hình này, bạn cần kiểm tra xem mô hình kinh doanh của mình có đủ 4 yếu tố tăng trưởng chính:
- Quy mô thị trường
- Mạng lưới phân phối
- Tổng tỷ suất lợi nhuận
- Hiệu ứng mạng lưới
Đồng thời tránh các yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Ví dụ như sự thiếu về sản phẩm/dịch vụ phù hợp và về khả năng nâng cấp hoạt động kinh doanh.
Có bao nhiêu loại mô hình kinh doanh tồn tại?
Dựa vào các yếu tố phân loại mô hình kinh doanh
Chúng ta có thể phân loại các mô hình kinh doanh theo nhiều cách.
Chẳng hạn, dựa trên:
- Xu hướng mà các công ty lớn và các công ty startup kiếm tiền từ việc kinh doanh của họ
- Bí quyết họ giao dịch với các nhà cung cấp, tiếp cận khách hàng và các đề xuất giá trị mà công ty đó mang lại cho các bên liên quan.
Một số các mô hình kinh doanh đã tồn tại từ lâu đời. Một số khác là những xu hướng kinh doanh mới. Và một số khác nữa được đổi mới bằng cách áp dụng mô hình kinh doanh cũ vào một ngành công nghiệp mới.
Trong bài viết này, tôi sẽ tư vấn bạn bằng cách liệt kê một số mô hình kinh doanh của các công ty thành đạt. Các công ty startup công nghệ và cả các tổ chức kinh doanh truyền thống hơn.
Mục đích là để cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về tất cả các thành phần khác nhau trong cùng một mô hình kinh doanh.
Song, vẫn có vài tổ chức không có mô hình kinh doanh cố định. Chẳng hạn như Microsoft hoặc Amazon, … Vì họ luôn thay đổi rất nhiều trong bộ máy hoạt động của họ để có thể tạo ra các đề xuất giá trị cho họ cũng như đối tác, thích hợp cho các bên liên quan trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Amazon – không có mô hình kinh doanh cố định
Cụ thể, Microsoft không chỉ kinh doanh các sản phẩm Microsoft Office. Mà nó còn bao gồm nhiều phân khúc khác, độc lập hoặc bổ sung cho nhau:
Dựa vào bảng phân tích doanh thu của Microsoft từ 2015-2017, bạn có thể ghi nhận những thay đổi mà công ty đã trải qua. Và cả sự phát triển phức tạp của mô hình kinh doanh cùng hệ thóng đối tác.
Thật vậy, trong khi Microsoft Office vẫn là sản phẩm cốt lõi của Microsoft. Các sản phẩm khác, chẳng hạn như Xbox, thoạt nhìn có vẻ như hoàn toàn tách biệt.
Tuy nhiên, sự thâm nhập của Microsoft trong ngành công nghiệp game nhằm chứng tỏ họ là một nền tảng hoàn hảo cho các hệ thống AI đã đưa Xbox trở thành sân chơi hoàn hảo chứng minh sự đột phá đáng kể trong các phân khúc khác của công ty!
Vậy là, hầu hết các mô hình kinh doanh đều xuất phát từ mày mò và thử nghiệm. Do đó, thiết kế mô hình kinh doanh là một công cụ để đẩy nhanh quá trình xây dựng một bộ máy bền vững, nắm bắt giá trị trong không gian và thời gian dài hạn.
Điều quan trọng là bạn có quyền tự do tạo lập mô hình kinh doanh cho riêng mình mà, nên cứ thoải mái đi!
Cách xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả
Khảo sát đánh giá nhu cầu khách hàng
Đầu tiên, trước khi xây dựng một mô hình kinh doanh, bạn cần khảo sát, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng. Đây là bước làm vô cùng quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Bạn phải biết khách hàng của bạn là những người như thế nào? Họ đang quan tâm đến vấn đề gì? Có cách nào để tiếp cận họ hay không?
Liên tục đặt ra những câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho chúng là cách tốt nhất để bạn có thể bóc tách được vấn đề cần giải quyết và chân dung về khách hàng của mình ngày càng rõ nét hơn. Từ những dữ liệu thu thập được, bạn sẽ tạo ra được những ý tưởng và chiến lược phù hợp tạo bước nền vững chắc cho các hoạt động sau này.
Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng
Không có gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể giải quyết được nỗi đau cho khách hàng, làm cho khách hàng của mình cảm thấy sung sướng. Đó là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để bạn có thể chinh phục khách hàng của mình.
Khi đã thấu hiểu nỗi niềm và mong muốn của khách hàng rồi, việc của bạn giờ đây cần làm là tạo ra những sản phẩm đem lại giá trị giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu của họ.
Muốn được như vậy, sản phẩm của bạn phải khác biệt về mẫu mã, giá cả, chất lượng như vậy mới đủ sức cạnh tranh trên với những đối thủ cùng ngành khác.
Khi khách hàng không cảm thấy tiếc nuối với những gì mình đã bỏ ra để mua sản phẩm của bạn là bạn đã thành công.
Chọn kênh phân phối phù hợp với khách hàng của mình
Với mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những kênh phân phối khác nhau, dựa vào đó doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp để có thể chuyển đển họ một giải pháp giá trị là cầu nối giúp đưa khách hàng gần hơn với sản phẩm đồng thời mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các yếu tố như: giá cả, tiếp thị, phân phối… doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và đưa ra những cách thức vận hành phù hợp để các kênh hoạt động hiệu quả, phù hợp với thị trường ở từng thời điểm khác nhau.
Bên canh đó, bạn cũng cần đầu tư vào các chiến dịch marketing như: quảng cáo bằng tờ rơi, tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm, đăng thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng… Để quảng bá sản phẩm.
Hoàn thành mô hình kinh doanh và bắt tay thực hiện
Khi đã hoàn tất các bước trên, bây giờ là lúc bạn sẽ bắt tay vào thực hiện mô hình kinh doanh của mình. Để có thể làm tốt, bạn cần chuẩn bị vốn đầu tư, nguồn nhân lực và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất. Tạo tiền đề vững chắc để thuận lợi hơn trong quá trình hợp tác với các đối tác sau này.
Nhận thức được tầm quan trọng của mô hình kinh doanh và ứng dụng vào trong thực tế là điều hết sức quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện. Nếu xem nhẹ việc xây dựng mô hình kinh doanh rất có thể doanh nghiệp của bạn sẽ sớm thất bại vì không xác định rõ đường hướng phát triển.
Khác biệt giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh
Có một thành phần quan trọng của mô hình kinh doanh ít khi thay đổi, đó là tầm nhìn của công ty.
Sứ mệnh của doanh nghiệp
Trong khi sứ mệnh của công ty có thể thay đổi theo thời gian, tầm nhìn vẫn luôn là yếu tố cố định. Sự khác biệt chính giữa sứ mệnh và tầm nhìn là về hiện tại và tương lai.
Sứ mệnh là cách công ty muốn đạt được mục tiêu và mục đích phải đạt được nó trong hiện tại. Lấy ví dụ như tuyên bố sứ mệnh của Google:
Tầm nhìn vs Sứ mệnh của doanh nghiệp
Mặt khác, tầm nhìn được ví như một tấm bản đồ. Nó ảnh hưởng đến phương hướng và quyết định của công ty trong tương lai.
Như vậy, sứ mệnh là nền tảng, là cách thức công ty thực hiện để từng bước trong hiện tại. Và tiến gần hơn đến mục tiêu, tầm nhìn của họ cho sự phát triển tương lai.
Nhờ có tầm nhìn mà doanh nghiệp dễ dàng phân định các thành viên chủ chốt trong tổ chức, bao gồm nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng ,… và hơn hết là hình thành một nền văn hóa riêng.
Sứ mệnh có hai chức năng chính, chức năng nội bộ và chức năng ngoại giao.
- Về chức năng nội bộ, tầm nhìn giúp sắp xếp vị trí các thành viên trong cùng một tổ chức.
- Về chức năng ngoại giao, tầm nhìn mong muốn thể hiện cho mọi người hiểu lý do tại sao một tổ chức phải nhìn về một hướng nhất định.
Có thể thấy, tầm nhìn như là DNA của doanh nghiệp. Một khi tầm nhìn rõ ràng, bạn vẫn có thể thành công mà không cần đến sứ mệnh nào. Dù vậy, sứ mệnh đôi lúc vẫn rất quan trọng giúp các công ty tập trung vào thành công ngắn hạn.
Quay trở lại với tuyên bố sứ mệnh của Google. “Tổ chức mạng lưới thông tin thế giới và làm cho mạng lưới ấy hữu dụng trên toàn cầu”. Cho phép Google tập trung nỗ lực để đạt được tầm nhìn trong tương lai.
Chẳng hạn, khi Google tuyên bố chuyển đổi từ nền tảng điện thoại di động sang AI thì sứ mệnh của họ vẫn không thay đổi.
Một số mô hình kinh doanh chưa có tại Việt Nam
Với những mô hình kinh doanh thịnh hành trên thế giới thì Hầu hết đều đã được các nhà đầu tư tại Việt Nam ứng dụng . Tuy nhiên, vẫn còn một số mô hình chưa được nhiều người biết đến nhưng khá tiềm năng trong tương lai.
- Mô hình kinh doanh lưu động: Mô hình này còn khá mới và ít thấy ở Việt Nam. Còn ở nước ngoài bạn sẽ bắt gặp mô hình này trong hình dạng là các loại xe bán tải, xe buýt chạy lưu động bán đồ ăn, bán hoa, bán trái cây,…
- Khách sạn chăm sóc cho thú cưng: Hiện nay, ngày càng có nhiều người có sở thích nuôi thú cưng, cũng từ đây mà dịch vụ chăm sóc thú cưng ra đời và khá phát triển. Mô hình này chủ yếu bắt gặp ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh.
- Mô hình đấu giá cao nhất: Đây là mô hình đưa khách hàng tiếp cận với những sản phẩm tốt nhất thông qua hình thức, ai đưa ra mức giá cao nhất sẽ là người sở hữu sản phẩm.
30 Mô hình kinh doanh phổ biến nhất mọi thời đại
Trong phần này, tôi cung cấp đến bạn 30 mô hình kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Bao gồm các chiến lược tạo nguồn tiền và cách thức khai phá giá trị doanh nghiệp khác nhau.
Cùng điểm qua các mô hình ấy là gì nhé!
1. Mô hình ẩn doanh thu (Hidden revenue business model)
Một số case study điển hình về tạo doanh thu ẩn là Google và Facebook. Hai trang web phổ biến nhất trên hành tinh này có chiến lược kinh doanh tương tự nhau. Họ vừa cung cấp các ứng dụng và nền tảng miễn phí cho nhiều đối tượng (hàng tỷ người trên toàn thế giới) lại vừa có thể kiếm tiền từ dữ liệu của những đối tượng ấy.
Facebook và Google sẽ tiến hành thu thập thông tin người dùng dựa vào số lượt tìm kiếm và cả số lượt Like. Sau đó, họ sẽ bán các thông tin ấy cho nhiều doanh nghiệp khác nhau dưới dạng quảng cáo.
- Mỗi lần bạn nhấp qua một liên kết trên Google có ký hiệu Quảng cáo trực tuyến bên cạnh nghĩa là bạn đang giúp Google kiếm tiền dựa trên từ khóa trong liên kết ấy đấy.
- Còn trong trường hợp bạn mua dịch vụ do Google cung cấp thì người kiếm được lợi nhuận sẽ là bạn.
Tương tự với Facebook, newsfeed là nơi Facebook kiếm tiền từ hầu hết các quảng cáo.
Cả hai mô hình đều sử dụng mô hình tạo doanh thu ẩn. Vì các dịch vụ này chạy tốt đến mức hầu hết người dùng hầu như không nhận ra dữ liệu của họ đang được bán cho mục đích quảng cáo.
2. One-for-one business model – Mô hình kinh doanh một đổi một
Bạn đã bao giờ nghe nói về thương hiệu Giày TOMS chưa? Như bạn có thể hiểu từ cái tên, đây là một công ty sản xuất giày.
Người sáng lập của TOMS Shoes đã đưa ra một mô hình. Trong đó, cứ một đôi giày được bán, sẽ có một đôi khác được trao đến cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn trên khắp thế giới.
Mô hình này có thể xem là sự kết hợp giữa mô hình lợi nhuận với các mô hình phi lợi nhuận. Trên thực tế, Giày TOMS đã được chứng minh là có lợi nhuận và phát triển bền vững theo không gian lẫn thời gian.
Khía cạnh phi lợi nhuận của mô hình một đổi một chính là nền tảng cho sự phát triển của TOMS Shoes.
Rõ ràng, ai cũng sẵn sàng tham gia vào chiến dịch của công ty bởi họ không chỉ được sở hữu đôi giày đẹp mà còn tham gia vào việc chăm sóc trẻ em trên toàn thế giới.
m gia vào chiến dịch của công ty bởi họ không chỉ được sở hữu đôi giày đẹp mà còn tham gi
3. Razor and blade revenue model – Mô hình lợi nhuận từ các sản phẩm đi kèm
Mô hình lợi nhuận từ các sản phẩm đi kèm hoạt động dựa trên lý thuyết:
Khi một doanh nghiệp có thể làm cho khách hàng trung thành với một sản phẩm thì các doanh nghiệp tương tự có thể tận dụng sản phẩm đó để bán các phụ kiện đi kèm với chi phí rất cao.
Apple lại đi ngược lại khái niệm của mô hình này. Cụ thể là Apple đã tạo ra các nền tảng như App Store và iTunes để bán ứng dụng, bài hát, phim hoặc phim truyền hình cùng mức giá hợp lý. Trong khi đó các sản phẩm chủ chốt, như iPhone, iPad, và Mac lại khá mắc.
Điều này đã khiến cho khách hàng cảm thấy bị mắc kẹt trong hệ sinh thái của Apple. Bởi nếu muốn sử dụng App Store hay Itunes, họ bắt buộc phải mua các sản phẩm chủ chốt với chi phí cao và độ co giãn giá rất thấp.
4. Cash conversion cycle / Cash machine business model – Mô hình theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Đã bao giờ tự hỏi làm thế nào các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp có thể tồn tại trong thị trường? Ví dụ dưới đây về Amazon sẽ cho bạn câu trả lời:
Tuy Amazon có mức lợi nhuận thấp nhưng nó tạo ra nhiều đột phá đáng kể. Trên thực tế, Amazon có thể khiến các đối tác tài trợ cho doanh nghiệp bằng cách khai thác các thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp.
5. Peer-to-peer business model – Mô hình đồng đẳng
Airbnb hoạt động dựa trên mô hình đồng đẳng, cho phép các cá nhân thuê từ các chủ sở hữu tư nhân với một khoản phí nhất định.
Trên thực tế, Airbnb tính phí dịch vụ từ 5% đến 15% của tổng chi phí đặt phòng, trong khi hoa hồng cho chủ sở hữu thường là 3%. Airbnb cũng tính phí các chủ sở hữu trải nghiệm phí dịch vụ 20% trên tổng giá.
Mô hình kinh doanh đồng đẳng được xây dựng dựa trên tiền đề tạo ra giá trị cho cả phía cung và phía cầu. Trong đó doanh nghiệp giống như một người trung gian kiếm tiền thông qua hoa hồng.
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, Airbnb đã triển khai thành công phiên bản hiện đại của mô hình kinh doanh đồng đẳng, cho phép các giao dịch giữa chủ nhà và người thuê diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn.
Nền tảng này hoạt động trơn tru và Airbnb chỉ cần can thiệp để tạo niềm tin và giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan.
6. Multi-sided platform business model – Mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện
Tôi chắc chắn rằng, nếu phải kể tên một trong những mạng xã hội chuyên nghiệp nhất hiện nay, bạn sẽ nghĩ ngay đến LinkedIn. Với hơn 500 triệu người dùng trên toàn thế giới, LinkedIn hẳn là cung cấp nhiều giá trị hữu ích cho một các bên liên quan.
Hơn hết, LinkedIn còn là một nguồn lợi quý giá cho các doanh nghiệp B2B đang cố gắng phát triển làm giàu; cho bất kỳ nhà phát triển kinh doanh nào; cho các nhà quản lý nhân sự; và các ứng viên muốn phát triển kỹ năng của họ.
Trong mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho cả hai bên. Chẳng hạn, LinkedIn bán dịch vụ đăng ký cho các nhà quản lý nhân sự giúp họ tìm ứng viên thích hợp. Đồng thời, LinkedIn cung cấp dịch vụ đăng ký khác cho những người tìm kiếm cơ hội việc làm.
Vì giá trị của nền tảng phụ thuộc vào khả năng LinkedIn cung cấp các ứng viên có kỹ năng cho người quản lý nhân sự, nên LinkedIn đã tạo ra một nền tảng giảng dạy trực tuyến cung cấp các khóa học chuyên nghiệp cho những người tìm việc trau dồi kỹ năng của mình với mức chi phí tương xứng..
7. Direct sales business model – Mô hình bán hàng trực tiếp
Ngày nay, với sự ra đời của AI cùng sự trợ giúp từ các thiết bị công nghệ tiên tiến, bán hàng trực tiếp tưởng chừng không còn phổ biến. Thậm chí đối với nhiều người, cách bán hàng này đã trở nên quá cũ kĩ rồi.
Song, thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Trong thời đại mà mọi thứ đang dần được tự động hóa, liên lạc cá nhân lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tất nhiên, trừ khi công nghệ sản xuất máy móc hiện đại đến mức có khả năng hoạt động như con người (xem thử nghiệm Google Duplex), đó lại là một câu chuyện khác..
Hiện nay, các công ty như ConvertKit sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp như một vũ khí mạnh mẽ để phát triển công việc kinh doanh của họ!
Dưới đây, bạn có thể thấy một bảng Trello đơn giản được đưa ra bởi Nathan Berry, người sáng lập ConvertKit khi ông quyết định tạo ra một công cụ tiếp thị qua email với mong muốn tối ưu chi phí và thúc đẩy doanh thu định kỳ hàng tháng lên hơn một triệu đô la chỉ trong sáu năm:
Bạn thấy đấy, nếu được thực hiện đúng cách thì bán hàng trực tiếp cũng có thể xem là một giải pháp hiệu quả để phát triển doanh nghiệp.
Một trong những bí quyết để chiến lược bán hàng trực tiếp thành công là khả năng nhận định đúng thị trường mục tiêu. Bạn không thể bán sản phẩm/dịch vụ cách chung chung cho tất cả mọi người.
8. Freemium business model – Mô hình kinh doanh Freemium
Miễn phí luôn là yếu tố kích thích mạnh mẽ nhất cho sự tăng trưởng.
Nhiều người trong ngành công nghệ và cụ thể hơn là trong mô hình kinh doanh SaaS sử dụng Freemium để phát triển côn việc kinh doanh. Freemium là sự pha trộn giữa dịch vụ miễn phí và trả phí.
Cụ thể, sản phẩm miễn phí mà công ty cung cấp sẽ được thiết kế giống với sản phẩm gốc. Nhưng tất nhiên, sẽ có mặt hạn chế về một số chức năng hoạt động.
Nói cách khác, phiên bản miễn phí được sử dụng để tạo khách hàng tiềm năng (nắm bắt danh bạ của mọi người) và mời họ nâng cấp lên phiên bản trả phí hoặc yêu cầu người dùng có tài khoản miễn phí hỗ trợ công ty trong việc quảng cáo sản phẩm.
Mô hình kinh doanh Freemium – SumoMe
Lấy ví dụ như SumoMe, một công cụ cho phép bạn tăng lượng người xem blog thông qua các hình thức bản tin, cửa sổ pop-ups, thử nghiệm A/ B Testing và biểu đồ theo dõi hành vi người dùng:
Nếu được trang bị phiên bản freemium, bạn sẽ có cơ hội nhận thêm nhiều tính năng miễn phí. SumoMe sẽ dựa vào đó mời bạn nâng cấp theo thời gian,
Nói tóm lại, sản phẩm miễn phí có thể được tận dụng theo nhiều cách. Đầu tiên là để tạo khách hàng tiềm năng, sau đó là để kích hoạt hình thức upsells cho khách hàng không phải trả tiền.
Nếu thực hiện một cách thích hợp mô hình freemium có thể là một cách tuyệt vời để phát triển thương hiệu và kinh doanh nhanh chóng. Cuối cùng là sử dụng freemium như một công cụ vi-rút có tính lan truyền cao.
Cùng với CTA và các liên kết được đặt ở những vị trí chiến lược, bạn có thể yêu cầu người dùng miễn phí giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đến mọi người xung quanh.
Nếu thực hiện đúng cách, mô hình freemium có thể là một cách giải pháp tuyệt vời để phát triển thương hiệu và thúc đẩy công việc kinh doanh nhanh chóng.
9. Affiliate marketing business model – Mô hình tiếp thị liên kết
Giả sử bạn có một trang web với lượng truy cập lớn mỗi tháng nhưng bạn không bán bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào trên web ấy.
Vậy, làm thế nào để bạn kiếm tiền? Khi đó, hãy sử dụng mô hình tiếp thị liên kết để kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của các công ty khác và nhận tiền hoa hồng từ họ.
Thực hiện đúng quá trình tiếp thị liên kết, bạn có thể có được một nguồn thu nhập không hề nhỏ đâu nhé! Hơn nữa chi phí tốn kém lại cực kỳ ít.
Hãy xem cách Pat Flynn đã tạo ra hàng triệu đô la bằng tiếp thị liên kết như thế nào qua bản báo cáo dưới đây:
10. Subscription business model – Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký
Dựa vào số liệu thống kê ở hình trên, có thể thấy, chiến lược tạo doanh thu chính của Salesforce phụ thuộc vào dịch vụ ký trên nền tảng cloud.
- Hơn 92% doanh thu của Salesforce đến từ bốn loại dịch vụ CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) trên nền tảng cloud, trải dài từ cloud bán hàng đến cloud tiếp thị.
- Các khoản thu còn lại chủ yếu được thúc đẩy bởi các dịch vụ chuyên nghiệp. Năm 2017 công ty đã tạo ra 8,39 tỷ đô la doanh thu.
Ví dụ cụ thể:
Để làm rõ về mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký, tôi đặt ra hai trường hợp thế này:
- Trường hợp 1: Giả sử tôi có một loạt khóa học online chỉ bán theo hình thức cá nhân. Trong một tháng, tôi nhanh chóng bán được 100 khóa học với giá 100$/khóa, nghĩa là tháng đó tôi thu về $10,000 doanh thu. Đến tháng sau, để duy trì lợi nhuận, tôi sẽ phải bán thêm 100 khóa học khác bằng cách hoặc tìm thêm học viên hoặc tạo ra các khóa học mới.
- Trường hợp 2: Tôi cũng có hàng loạt khóa học online nhưng lần này, tôi dùng mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký. Chỉnh chế độ đăng ký mua hàng hàng tháng với mức giá $75/khóa. Nếu 100 người đăng ký khóa học, nghĩa là mỗi tháng bạn sẽ có $7,500 mà không phải tìm học viên mới.
Rõ ràng, cách làm ở trường hợp 2 hiệu quả và tiện lợi hơn. Do vậy nhiều doanh nghiệp nổi tiếng như Netflix, Amazon (với Prime), LinkedIn sử dụng mô hình đăng ký phục vụ cho việc kiếm tiền. Tuy nhiên, mô hình này cũng cần rất nhiều nguồn lực.
Vd với Netflix, tôi chỉ chấp nhận trả tiền gói thuê bao hàng tháng nếu họ cam kết thường xuyên cung cấp cho tôi những bộ phim hay ho, mới mẻ. Đây chính là động lực để Netflix sản xuất phim với chi phí khá lớn.
Hoặc để duy trì mô hình kinh doanh dựa trên đăng ký, các doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn lực cần thiết. Để tạo nội dung mới, cung cấp thêm dịch vụ tuyệt vời thúc đẩy người đăng ký tiếp tục trả tiền.
11. (Management) consulting business model – Mô hình dành cho các công ty tư vấn
Là một trong những công ty tư vấn thành công nhất trên thế giới, Accenture kiếm tiền bằng cách bán dịch vụ tư vấn cho một số ngành (từ dịch vụ tài chính đến truyền thông và công nghệ).
Mô hình kinh doanh của các công ty tư vấn thường dựa trên việc thuê những người tài năng và giao cho họ làm việc trên các dự án khách hàng chuyển tối.
Khách hàng sẽ phải trả một khoản phí có thể tính theo giờ hoặc theo ngày. Nói chung là theo yêu cầu của bên dịch vụ. Nhờ mô hình này mà Accenture có thể thu về hàng tỷ đô la trên các dịch vụ tư vấn toàn cầu.
12. Agency-based business model – Mô hình Agency
Neilpatel.com là một trong những trang web thành công nhất về Digital Marketing. Neil Patel với kiến thức và kinh nghiệm của một chuyên gia, cũng đã sử dụng tên mình như một thương hiệu, đã được công nhận trong thị trường.
Tuy nhiên, thay vì bán công cụ hay đăng tải thông tin sản phẩm trên website, Neil Patel lại kiếm tiền từ nguồn traffic bằng cách tạo khách hàng tiềm năng cho agency của ông ấy. Như ông đã từng nói:
Mô hình tôi không có khả năng nhân cấp và đòi hỏi nhân viên nhiều hơn, nhưng nó có thể tạo ra nhiều tiền hơn. Ví dụ điển hình như các agency WPP và Dentsu, doanh thu của họ lên tới hàng tỷ đô la!
Lại nói, Neil Patel Digital là agency chuyên về lĩnh vực Digital Marketing và SEO, kiếm tiền từ lưu lượng truy cập chủ yếu bằng cách cung cấp nội dung bài viết và các công cụ marketing online miễn phí. Công ty triển khai dựa trên sự kết hợp giữa mô hình freemium, mô hình kinh doanh agency.
Ý tưởng phát triền mô hình kinh doanh agency rất đơn giản.
- Tạo ra đủ khách hàng tiềm năng
- Thành lập một nhóm chuyên nghiệp để quản lý các dự án được giao.
- Phát triển agency cho các dự án tiếp theo!
Theo Neil Patel, ít nhất là trong lĩnh vực Digital Marketing – khả năng xây dựng agency tỷ đô là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
13. Vertically integrated supply chain business model – Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc
Năm 1961, khi Leonardo Del Vecchio khởi nghiệp từ một cửa hàng nhỏ sản xuất linh kiện và thành phẩm cho ngành quang học. Doanh thu những năm ấy còn khá khiêm tốn. Song, đến năm 2017, cửa hàng đã đạt doanh thu ròng hơn 9 tỷ đô la.
Đối với tất cả các thương hiệu lớn từ ngành kính mắt được cấp phép bởi Luxottica (Armani, Bulgari, Chan, l, Prada và nhiều công ty khác), đây là doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất trong việc sử dụng mô hình kinh doanh tích hợp theo chiều dọc .
Leonardo Del Vecchio, một trong những người giàu nhất nước Ý và là một trong số những doanh nhân giàu có nhất thế giới, đã xây dựng Luxottica từng chút một.
Bắt đầu chỉ bằng một cửa hàng nhỏ chuyên sản phẩm thành phẩm cho ngành quang học, cuối cùng họ đã mua lại toàn bộ chuỗi cung ứng, để sở hữu các cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu.
Leonardo Del Vecchio phải mất vài thập kỷ để xây dựng doanh nghiệp tích hợp theo chiều dọc. Giờ đây, Luxottica đã trở thành công ty thành công nhất trong ngành quang học.
Thay vì được mua lại bởi một công ty lớn của Mỹ, Luxottica có trụ sở tại Ý lại mua lại các thương hiệu khác, điển hình như Oakey (công ty kính mắt có trụ sở tại California).
14. E-commerce marketplace business model – Mô hình kinh doanh thị trường thương mại điện tử
Ở Bắc Mỹ nói riêng và các nước phương tây nói chung, Với gần 23 tỷ đô la doanh thu và gần 7 tỷ đô la lợi nhuận, Amazon được xem là biểu tượng của mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Còn ở Trung Quốc, Alibaba là công ty dẫn đầu thị trường này!
Năm 2016, Alibaba ghi nhận hơn 423 triệu người mua. Cũng giống như Amazon, Alibaba có mô hình kinh doanh đa dạng, với nhiều bộ phận tạo nên. Tuy nhiên, tính đến năm 2017, phần lớn doanh thu của công ty vẫn đến từ thương mại là chủ yếu.
Vì việc xây dựng một trang web và thương mại điện tử không quá tốn kém. Và cũng không phải trả chi phí cụ thể cho việc kinh doanh chính thống. Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhỏ tham gia và tạo ra thị trường nguồn doanh thu tương tự như Amazon trên quy mô toàn cầu.
Trường hợp kinh doanh trên Amazon
Trên thực tế, nhiều cửa hàng chính thống thường lựa chọn trở thành người bán hàng trên Amazon:
Khi bán hàng trên Amazon, các sản phẩm bạn bán cũng sẽ được chọn trực tiếp, đóng gói và vận chuyển. Amazon sẽ lấy một phần doanh thu và người bán giữ lại phần còn lại. Như chuyên gia của Amazon chia sẻ:
“Chúng tôi cung cấp các chương trình cho phép người bán phát triển doanh nghiệp của họ, bán sản phẩm của họ trên trang web của chúng tôi. Và các trang web có thương hiệu của riêng họ và thực hiện các đơn đặt hàng thông qua chúng tôi. Chúng tôi không phải là người bán chính trong các giao dịch này. Chúng tôi yêu cầu họ trả phí cố định, chia sẻ tỷ lệ phần trăm doanh thu, phí hoạt động trên mỗi đơn vị, tiền lãi hoặc một phí số kết hợp”
Tính đến năm 2016, Amazon vẫn kiếm được gần 70% doanh thu từ các sản phẩm bán lẻ.
15. The discount business model that focuses on high quality – Mô hình khuyến mãi, chủ yếu tập trung vào chất lượng cao
Tận dụng giá thành để đạt được lợi thế cạnh tranh là hình thức quá quen thuộc trong kinh doanh. Tuy nhiên, hình thức này không phải là cách tốt nhất để tạo ra một mô hình kinh doanh bền vững. Thay vào đó, chuỗi siêu thị – ALDI – đã làm điều ngược lại.
Một trong những thành phần quan trọng của mô hình kinh doanh ALDI là giữ giá thành thấp trong khi vẫn duy trì chất lượng cao nhất có thể.
Cụ thể, ALDI giới hạn các cửa hàng của mình chỉ được bán 1.300 mặt hàng, hạn chế số lượng hàng thải.
Ngoài ra, ALDI định vị thương hiệu luôn bán giá thấp, chấp nhận sẽ có doanh số và chi phí tiếp thị thấp hơn. 90% thương hiệu ALDI có thỏa thuận độc quyền với chuỗi thị trường!
16. Attention merchant business model – Mô hình kinh doanh dựa trên sự chú ý của người dùng
Doanh nghiệp “attention merchant” được định nghĩa là công ty chủ yếu kiếm tiền bằng cách thu hút sự chú ý của con người.
Thực chất, dữ liệu này khá trừu tượng không dễ gì thu thập được. Các công ty quảng cáo thường được xác định là một dạng attention merchant. Điển hình trong đó là Facebook và Google, hai doanh nghiệp đang dẫn đầu trong lĩnh vực quảng cáo.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, Snapchat cũng là cái tên quen thuộc mô hình kinh doanh “attention merchant” thành công không kém gì Facebook hay Google. Tương tự như cách Google cho phép các doanh nghiệp kiếm lợi nhuận dựa trên lượng tìm kiếm từ khóa. Snapchat đã tạo ra Geofilters – bộ lọc hình ảnh dựa trên vị trí địa lý và theo dõi kết quả ghi nhận được từ những bộ lọc ấy .
Mặc dù cả Google và Facebook đều được chứng thực là các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng tốt nhất. Nhưng họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trên thực tế, khi các công ty này mở rộng quy mô, họ buộc phải thu hút được sự chú ý của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Khi điều đó xảy ra, những công cụ đó trở thành mối đe dọa khiến cơ quan chính trị phải tìm cách đẩy lùi bằng cách điều chỉnh hoặc phạt tiền họ.
17. Privacy as an innovative business model – Mô hình Privacy
Con người luôn tìm kiếm những khoảnh khắc riêng tư trong cuộc sống của họ. Song, trong thời hiện đại, quyền riêng tư được hiểu theo một ý nghĩa mới.
Với sự phát triển của Internet và sự gia tăng của các công ty kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu của người dùng từ hệ thống máy tính tới điện thoại cá nhân, hay các thiết bị điện tử khác, quyền riêng tư đã con người đã không còn an toàn như trước.
Khi nhiều doanh nghiệp bắt đầu từ những mối quan tâm của mọi người, sự riêng tư cũng vì vậy mà bị công nghiệp hóa.
Google chính là ví dụ điển hình cho mô hình này. Khi nhiều người tiếp cận mô hình kinh doanh của Google, họ tìm kiếm các lựa chọn thay thế tôn trọng quyền riêng tư.
Nếu bạn nhập từ khóa “privacy” trên thanh công cụ tìm kiếm, trong số các tìm kiếm có liên quan thường xuyên nhất, bạn sẽ tìm thấy “privacy Google”.
Nếu bạn click vào “privacy google” thì khung knowledge panel của Google sẽ hiện ra.
Nói tóm lại, chính Google đang tiết lộ sự tồn tại của một ngành công nghiệp xoay quanh chia sẻ quyền riêng tư trực tuyến.
Trong viễn cảnh đó, một công cụ tìm kiếm như DuckDuckGo, đã khá thành công trong việc chuyển dữ liệu của người dùng đến điều hướng riêng tư. DuckDuckGo kiếm tiền chủ yếu thông qua liên kết tích hợp và bằng cách bán các từ khóa địa phương.
Do đó, yếu tố bảo mật tư trở thành động lực cho sự phát triển kinh doanh của DuckDuckGo.
18. Franchising business model – Mô hình kinh doanh nhượng quyền
McDonald được xem là một doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu (franchise) tầm cỡ với hơn 92% nhà hàng vận hành theo hình thức franchise. Chưa dừng ở đó, theo như mục tiêu dài hạn của họ thì con số ấy sẽ tăng lên 95% trong thời gian sắp tới.
Franchising là một mô hình kinh doanh hiệu quả cho việc thúc đẩy phát triển tổ chức diện rộng.
Trong một số trường hợp, bên nhượng quyền cũng nhận được một tỷ lệ phần trăm của doanh thu.
19. On-demand subscription-based business model – Mô hình kinh doanh dựa vào lượt theo dõi theo yêu cầu
Ngày nay, chúng ta có thể tùy thích xem các chương trình hay phim ảnh phù hợp với nhu cầu bản thân.
Nhiều thập kỷ qua, mô hình kinh doanh truyền thông truyền thống chủ yếu dựa vào lịch trình cố định:
Bạn có thể hoặc xem các chương trình ngay thời điểm chúng phát sóng; hoặc bạn phải đợi bản chiếu lại của chương trình đó.
Ngày nay, đôi khi một mô hình kinh doanh chỉ trở nên khả thi khi có sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến. Nếu không thì họ bắt buộc phải nghĩ ra chiến lược thật sự sáng tạo.
Chẳng hạn, vào năm 1997, Reed Hastings, CEO và người sáng lập Netflix đã bắt đầu kinh doanh dựa trên việc cho thuê DVD. Ở thời điểm đó, công việc này được xem là nền tảng cho sự phát triển của Netflix. Và cho đến nay, nó cũng góp một phần nhỏ vào doanh thu của công ty.
Cho đến khi Netflix chuyển sang ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên lượt theo dõi theo yêu cầu; một mô hình kinh doanh cũ được các tạp chí sử dụng trong nhiều thập kỷ đã thành công và cải tiến trong ngành truyền hình. Trong đó nội dung chủ yếu được phân phối theo lịch trình cố định.
20. User-generated content business model – Mô hình kinh doanh dựa trên nội dung do người dùng cung cấp
Quora là một trong số 50 trang web phổ biến nhất ở Mỹ, là trang web chuyên Hỏi và Đáp. Giống như Reddit chủ yếu dựa vào nhu cầu người dùng để tạo nội dung bài viết, Quora cũng nhờ vào người viết để tạo ra content chất lượng trả lời các câu hỏi của người dùng.
Quora có khá nhiều tính năng thú vị.
- Đầu tiên, nó sử dụng hỗn hợp AI kết hợp với trí thông minh của con người, cho phép người dùng thoải mái viết nội dung và sử dụng các thuật toán tiên tiến nâng cấp nền tảng.
- Thứ hai, những người viết trên Quora được sử dụng tính năng miễn phí.
- Hơn nữa, hệ thống quản lý đánh giá xếp hạng và giải thưởng top những người trả lời hay nhất khiến người dùng trên Quora hài lòng và cảm thấy họ được công nhận cho đóng góp của mình.
Do đó, nếu được mô tả mô hình kinh doanh Quora trong một vài câu, với tôi, đó là mạng xã hội đề cao vai trò người dùng – khuyến khích họ trở thành người viết chuyên nghiệp – là nơi chia sẻ và mở rộng kiến thức và nhờ vào nền tảng thông minh được xây dựng trên AI hệ thống.
Đây là bí quyết khiến người dùng chủ động tiếp cận ứng dụng này ngày càng nhiều. Và trở thành một trong xu hướng xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến ngày nay.
Mô hình kinh doanh này không tốn nhiều chi phí. Và nói đến phần lợi nhuận thì; Quora đã nhận được nhiều vòng đầu tư và bắt đầu thử nghiệm quảng cáo dựa trên văn bản.
21. Educational niche business model – Mô hình kinh doanh ngành giáo dục
Được xây dựng bởi một trong những người thông minh nhất trên trái đất (Stephen Wolfram). Wolfram Alpha là một công cụ tính toán, có thể cung cấp các câu hỏi toán học phức tạp và tiên tiến hơn (ít nhất là cho đến vài năm trước) so với bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác.
Và bí quyết của Wolfram Alpha là xây dựng doanh nghiệp của mình dựa trên nền tảng giáo dục với đối tượng tiềm năng chính vẫn là học sinh hoặc giáo viên, cho phép họ truy cập không giới hạn các tính năng của Wolfram Alpha.
Công cụ Wolfram Alpha không giới hạn số lượng người dùng. Và cũng không tính phí các công cụ tính toán, tư vấn sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, với các tính năng nâng cao (như bộ quy trình toán học đầy đủ), người dùng cần phải đăng ký phiên bản trả phí.
Nói chung, Wolfram Alpha là sự pha trộn giữa mô hình kinh doanh freemium và mô hình kinh doanh theo hình thức đắng ký chuyên về lĩnh vực giáo dục.
22. Mix of chain and franchise business model – Mô hình kết hợp giữa chuỗi cung ứng và nhượng quyền
Năm 1983, Howard Schultz trong một lần đang đi bộ trên đường phố Milan và Verona. Ông ta bị thu hút bởi cách người Ý thưởng thức cà phê trong các quán bar. Vậy là, ông quyết định áp dụng cách thức ấy và tạo ra thương hiệu cà phê cho riêng mình – Starbucks.
Trong khi McDonald chủ yếu kiếm tiền bằng hình thức franchising hầu hết các nhà hàng của họ. Starbucks là sự kết hợp của mô hình chuỗi cung ứng và mô hình franchising cùng đối tác.
Dựa vào số liệu doanh thu của Starbucks trong hình trên, có thể thấy, trong năm 2017, các cửa hàng do công ty điều hành chiếm 79% doanh thu tổng .
23. Instant news business model – Mô hình kinh doanh tin tức tức thời
Twitter kiếm tiền nhờ vào các tin nhắn ngắn (cho đến năm 2017 140 ký tự, sau đó được mở rộng thành 280) cho phép người dùng chia sẻ tin tức và cập nhật tin tức.
Một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất của Twitter là tính cập nhật tức thời. Song, tính năng này cũng có mặt hạn chế nhất định: tin tức rất dễ bị gián đoạn.
Tương tự Facebook và Google, Twitter cũng là một doanh nghiệp hoạt động dựa vào việc thu hút sự chú ý từ người dùng thông qua quảng cáo.
24. Blockchain-based business models – Mô hình kinh doanh Blockchain
Mô hình kinh doanh Blockchain tận dụng công nghệ Blockchain, cho phép các hệ thống phân cấp hoạt động trên quy mô toàn cầu. Nếu được giải phóng, các mô hình kinh doanh có thể xây dựng đế chế riêng, một doanh nghiệp Blockchain.
Ngày 10 tháng 1 năm 2009, chàng trai tên Satoshi Nakamoto (có lẽ chỉ là một bút danh) đã gửi email cho một người đàn ông từ Santa Barbara, Hal Finney. Satoshi công bố một loại tiền tệ mới, gọi là Bitcoin, dựa trên công nghệ mới Blockchain.
Bạn có thể hiểu đơn giản Blockchain là cuốn sổ cái hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Chủ yếu dựa vào mật mã để giải quyết và xử lý các giao dịch. Tương tác hoặc bất cứ điều gì ngụ ý trao đổi giữa mọi người, được phân cấp và ẩn danh.
Đó là một cuộc cách mạng kể từ khi Bitcoin trở thành một hiện tượng toàn cầu. Blockchain cũng đang dần phát triển.
Một số lượng lớn các giao thức Blockchain đã được tạo ra kể từ khi Bitcoin ra mắt. Điều này có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh hiện tại và các giao thức Blockchain mới sẽ tạo ra vô số các mô hình kinh doanh, ý tưởng kinh doanh sáng tạo.
Một số ít giao thức sẽ vượt qua thử thách thời gian để tạo ra thêm nhiều giao thức Blockchain tuyệt vời khác. Một trường hợp điển hình cho sự đổi mới dựa trên mô hình kinh doanh Blockchain là Steemit:
Mô hình kinh doanh Blockchain của Steemit
Steemit là một mạng xã hội phân cấp hoạt động trên giao thức Blockchain, được gọi là Steem.
Giống như Steemit, nhiều web đang hoạt động trong một số lĩnh vực khác cũng đang cố gắng đổi mới sang Blockchain. Do đó, chúng tôi có thể mong đợi một sự bùng nổ thêm nhiều các mô hình kinh doanh Blockchain.
25. Multi-brand business model – Mô hình kinh doanh đa thương hiệu
Trở lại cuối những năm 1990, một cuộc chiến bắt đầu trong ngành công nghiệp thời trang cao cấp để chiếm quyền sở hữu thương hiệu Gucci.
Cuộc chiến thương hiệu Gucci của Kering Group và LVMH Group
Cuộc chiến đó đã chứng kiến một sự so tài quyết liệt giữa Kering Group và LVMH. Trong đó, Kering Group là một tổ chức buôn bán gỗ từ những năm 1960. Và LVMH Group là một tập đoàn được xây dựng được thành lập trước đó vài thập kỷ. Mục đích của cuộc so tài này là để trở thành một trong những thương hiệu xa xỉ được biết đến nhiều nhất trên thế giới.
Vì cuộc chiến bùng nổ không chỉ để chọn ra ai sẽ trở thành tập đoàn cao cấp nhất mà còn để xem ai sẽ là đế chế đa dạng nhất.
Cuối cùng, Gucci đã thuộc về Tập đoàn Kering, được LVMH bán với chi phí cao. Đồng thời, LVMH tiếp quản Fendi. Ngày nay, cả Kering Group và LVMH đều có một danh mục lớn các thương hiệu.
Chiến lược kinh doanh đa thương hiệu
Ngày nay, cả hai tập đoàn này đều theo cùng một chiến lược kinh doanh đa thương hiệu dựa trên việc tạo ra các nền kinh tế có quy mô ở cấp trung ương. Trong khi giữ cho Maison và Houses phát triển độc lập.
Cách tiếp cận đa thương hiệu này thúc đẩy cả việc tập trung hóa vào các khía cạnh nhất định của doanh nghiệp. Ví dụ như:
Hợp tác giữa các thương hiệu, quy mô kinh tế, chuỗi cung ứng tốt hơn, các sáng kiến xây dựng thương hiệu,… Và cách tiếp cận này thúc đẩy cả phân cấp hóa. Nó cho phép ra quyết định nhanh gọn, duy trì sự thống nhất của mỗi thương hiệu.
Cách tiếp cận mô hình hóa kinh doanh đa thương hiệu khá hiệu quả nếu bạn muốn xây dựng một đế chế riêng! Nó đòi hỏi nguồn lực lớn để phát triển chiến dịch nhận diện thương hiệu qua từng năm.
Thật vậy, cả hai tập đoàn Kering Group và LVHM đều đến từ các ngành công nghiệp khác nhau. Và theo như những gì được chia sẻ, cả 2 đều sử dụng nguồn lực được tạo ra bởi các hoạt động cốt lõi của họ để tham gia vào thị trường thời trang cao cấp.
26. Family-owned integrated business model – Mô hình kinh doanh gia đình
Mô hình kinh doanh gia đình bắt nguồn từ giả định rằng ngay cả khi bạn đã xây dựng một công ty gia đình trị giá hàng tỷ đô la, bạn vẫn có thể kiểm soát toàn bộ công ty, vẫn có thể giữ một quy trình ra quyết định nhanh chóng dựa trên cấu trúc sở hữu và giữ quyền kiểm soát của tổ chức trong tay gia đình cùng đối tác.
Một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh gia đình là Prada.
Prada đã tạo ra hơn ba tỷ euro doanh thu trong năm 2017 và họ đã tích hợp được chuỗi tổng thể của mình, từ quy trình sáng tạo đến quy trình phân phối đến người tiêu dùng thông qua các cửa hàng trực tiếp điều hành:
Hai người sáng lập Prada là Mario Prada và anh trai Martino. Đến nay, chia sẻ quyền sở hữu Prada, ngoài 2 người sáng lập, còn bao gồm thêm cháu gái Mario, Miuccia Prada và chồng của cô ấy Patrizio Bertelli.
Hai vợ chồng Miuccia và Patrizio nắm trong tay đến 80% cổ phần Prada. Vì thế, họ có tiếng nói nhất trong công ty. Prada với tư cách là một công ty đa quốc gia có hệ thống quản lý phức tạp, trong đó Miuccia Prada và Patrizio Bertelli là những đối tác ra quyết định quan trọng về các sáng kiến chiến lược.
27. Humanist enterprise business model – Mô hình kinh doanh nhân bản
Người đi đầu cho thử nghiệm mô hình kinh doanh nhân bản là Brunello Cucinelli. Mô hình kinh doanh được Brunello Cucinelli chia sẻ dựa trên ba trụ cột chính:
- Nghề thủ công Ý,
- Tăng trưởng bền vững,
- Định vị và phân phối độc quyền.
Công ty đã tạo ra hơn 503 triệu euro trong năm 2017:
Mô hình kinh doanh nhân bản hoạt động dựa trên tiền đề rằng “lợi nhuận được thực hiện mà không gây tổn hại đến bất cứ ai, mà đổi lại cải thiện các điều kiện của đời sống con người: dịch vụ, trường học, nơi thờ cúng và di sản văn hóa”.
28. Direct-to-consumers business model – Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng
Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng chủ yếu dựa trên sự tương tác trực tiếp từ thương hiệu hoặc công ty đến khách hàng.
Một công ty càng có thể tiếp cận khách hàng của mình mà không cần qua trung gian, mô hình này sẽ càng có lợi cho thương hiệu giúp họ dễ dàng quản lý hay thậm chí kiểm soát nhận thức của khách hàng thông qua các chiến dịch marketing.
Loại mô hình này bao gồm các hoạt động quảng bá thương hiệu và marketing để đảm bảo người tiêu dùng luôn chọn sản phẩm của bạn là lựa chọn hàng đầu. Một ví dụ thành công về mô hình kinh doanh trực tiếp cho người tiêu dùng mà tôi thường chia sẻ là Unilever:
Theo thống kê năm 2017, Unilever là nhà quảng cáo lớn thứ hai trên thế giới xét về chi phí truyền thông. Bên cạnh các quảng cáo trên các kênh truyền thống, Unilever còn tạo và cung cấp nội dung thông qua một số kênh kỹ thuật số.
Khi ứng dụng tạo lập mô hình kinh doanh trực tiếp cho người tiêu dùng, điều quan trọng là phải nhấn mạnh vào marketing hơn quy trình bán hàng.
Do đó để đảm bảo tạo ra đủ doanh thu cho công ty, quản lý triển khai marketing sẽ là yếu tố chính, dù chi phí marketing sẽ cao hơn so với các mô hình kinh doanh khác. Các công ty khởi nghiệp với mô hình này cần chú ý.
29. Enterprise business model built on complex sales – Mô hình kinh doanh xây dựng trên doanh thu tổng hợp nhiều nguồn
Trong mô hình kinh doanh doanh nghiệp, công ty tập trung vào các khách hàng lớn thường có ngân sách khổng lồ hàng triệu hoặc hàng tỷ đô la. Loại hình kinh doanh này chủ yếu dựa trên nguồn doanh thu đến từ nhiều nguồn khác nhau
Như Peter Thiel giải thích trong cuốn sách Zero to One. Xét về hệ thống phân phối, điều quan trọng là phải hiểu bạn đang đứng ở đâu.
Thật vậy, trong một mô hình kinh doanh doanh nghiệp, tất cả đều dựa trên khả năng tìm kiếm và chốt các giao dịch lớn. Do đó, điều quan trọng là phải có nhân viên bán hàng cao cấp có năng lực quản lý các giao dịch lớn để đảm bảo sự thành công của công ty.
Trong quá trình xây dựng mô hình doanh nghiệp, việc vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa Tiếp thị và Bán hàng là điểm mấu chốt.
Bạn cần xác định đúng mục tiêu. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lớn có thể có hàng chục khách hàng tiềm năng. Sau khi xác định khách hàng tiềm năng đó, bạn cần đặt các nguồn lực thích hợp để chốt các giao dịch nhanh chóng.
30. Distribution based business model – Mô hình kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối
Mô hình kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối là một mô hình trong đó sự tồn tại của công ty phụ thuộc vào khả năng có một hoặc một vài kênh phân phối chính để kết nối với người dùng hoặc khách hàng trung thành.
Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết mọi doanh nghiệp đều có thể được nhận định là mô hình kinh doanh dựa trên phân phối. Vì không có công ty nào có thể tồn tại mà không cần phân phối, dù là công ty khởi nghiệp hay doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, công ty thâm nhập vào thị trường tiêu dùng phải cực kỳ giỏi trong việc tạo ra và quản lý các kênh phân phối. Và các kênh này có khả năng xây dựng giá trị lâu dài. Cụ thể, có những khía cạnh quan trọng bạn nên cân nhắc khi ứng dụng tạo kênh phân phối:
Các yếu tố quyết định lựa chọn kênh phân phối
- Kênh phân phối phải bền vững: Bạn không nên chi quá nhiều tiền để duy trì kênh phân phối. Mà thay vào đó, hãy chi tiền để xây dựng một chiến lược phân phối lâu bền.
- Kênh phân phối cần phải được đa dạng hóa: dựa vào một kênh phân phối duy nhất có thể quá rủi ro. Đặc biệt là nếu bạn không kiểm soát nó. Do đó, ngoài việc tập trung vào kênh chính, công ty cần mở rộng và khai thác vào các kênh khác.
- Kênh phân phối cần phải mở rộng quy mô: Một chiến lược phân phối cũng cần được nâng cấp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô. Câu hỏi đặt ra là chiến lược này liệu có hiệu quả không nếu tôi bắt đầu từ 1 triệu euro đến 10 triệu euro doanh thu? Tuy nhiên, nếu là một doanh nghiệp lớn, bạn nên tìm ra một chiến lược phân phối có quy mô lớn.
Những ông trùm trong ngành công nghệ chẳng hạn như Google đã chi hàng tỷ đồng để đảm bảo chất lượng kênh phân phối hợp lý. Google dành phần lớn doanh thu của mình cho phân phối thông qua việc có được lưu lượng truy cập từ một số nguồn như hình bên dưới:
Đối với các công ty có doanh thu lớn, chắc hẳn bạn luôn tự hỏi: “Chiến lược phân phối của họ là gì?” “Làm thế nào họ đạt được nguồn doanh thu ấy?”
Câu trả lời có thể là họ đã dành một nguồn lực lớn để khai thác các kênh đã được chứng thực thành công để mở rộng quy mô kinh doanh của mình!
Kết luận
Tôi nhận được nhiều câu hỏi xoay quanh việc có thể thay thế các mô hình kinh doanh cho nhau? Câu trả lời là Không. Vì một số các mô hình kinh doanh chỉ phù hợp với một loại hình kinh doanh, ngành nghề này. Mà nó không thể áp dụng cho các ngành nghề khác được.
Ví dụ, nếu tôi trả tiền cho một dịch vụ. Đồng nghĩa là tôi không muốn bị làm phiền bởi quảng cáo khi sử dụng dịch vụ ấy. Nói cách khác, dịch vụ và quảng cáo phải trả tiền trong hầu hết các trường hợp không tương thích với nhau.
Một khía cạnh quan trọng khác là tạo lập mô hình kinh doanh thường là về thử nghiệm. Và tất nhiên, sẽ có lỗi, rủi ro trong đó. Vì thế, mô hình kinh doanh không chỉ là sự lựa chọn của những người sáng lập công ty. Mà còn là sự lựa chọn của người dùng,…
Khía cạnh thứ ba cũng quan trọng không kém cho mô hình kinh doanh là về thử nghiệm.
Lấy ví dụ như Google, từ những ngày đầu, cả 2 nhà sáng lập Brin và Page vốn đã không định hướng Google theo mô hình kinh doanh quảng cáo.
Tuy nhiên, khi Google ra mắt với Google AdWords và AdSense. Các cơ chế đó đã cho phép một số bên liên quan kiếm tiền trực tuyến.
Nói tóm lại, đôi khi một mô hình kinh doanh được yêu cầu phải tạo ra giá trị cho các bên liên quan trong cùng một doanh nghiệp hay cùng một ngành nghề nào đó. Vậy, bạn đã tìm thấy mô hình kinh doanh thích hợp cho doanh nghiệp của bạn chưa?