Meta keywords trong wordpress giúp các công cụ tìm kiếm nhận dạng được chủ đề mà bài viết hoặc website muốn truyền tải đến đường đọc.

Đối với những bạn làm SEO sẽ phải thường xuyên thực hiện tối ưu Onpage như: Heading, Meta Keywords hay Meta Description… Việc tối ưu SEO sẽ giúp website của bạn trở nên thân thiện với người dùng và sẽ được Google ưu tiên trong xếp hạng. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích Meta Keyword là gì và hướng dẫn các bạn cách để có thể tối ưu thẻ Meta Keyword trong SEO.

Thẻ meta là gì? Những thẻ meta quan trọng trong SEO

Thẻ Meta hay còn gọi là Meta Tag là những dòng mã đặt ở trên đầu của một trang HTML chứa những thông tin về file HTML đó như tiêu đề, mô tả, ngôn ngữ, tác giả,… nhằm cũng cấp cho các công cụ tìm kiếm biết và thu thập thông tin về trang web của bạn.

Meta Keyword là 1 thẻ trong HTML hay hiểu đơn giản là thuộc tính keywords của thẻ Meta với mục đích cung cấp dữ liệu về trang HTML nào đó. Thẻ Meta Keyword sẽ không hiển thị với người truy cập vào trang web mà chỉ hiển thị với các công cụ tìm kiếm.

meta keywords trong wordpress
meta keywords trong wordpress

Ví dụ: <meta name=”author” content=”Ngo Van Hoang”>

Việc gắn thẻ Meta Keyword là một công việc rất quan trọng trong SEO Marketing. Thẻ này giúp cho Google biết được trang web của bạn đang chứa những từ khóa gì. Nếu bạn bỏ qua bước gắn thẻ Meta Keywords, website của bạn sẽ rất khó để có thể lên được top cao của Google.

Meta Tags là gì?

Trước hết bạn hiểu rằng, các thẻ meta này chỉ là khai báo thông tin cho các công cụ tìm kiếm. Nó không hiển thị cho người dùng truy cập vào website. Và đây là những thông tin ẩn, thường được đặt dưới thẻ <head> của một trang web.

Trước đây một số nhà phát triển website còn cho rằng thẻ meta có thể được đặt trong body của một trang, vậy trường hợp nào để trong <head> và trường hợp nào để trong <body>. Đối với các thẻ meta định nghĩa trang web thì phải để trong <head>. Ví dụ như: meta description. Nhưng trong một số trường hợp bạn cần đánh dấu văn bản trong trang web. Thì bạn có thể sử dụng các thẻ meta trong <body>.

Vì vậy: Các thẻ meta được sử dụng để định nghĩa cho cả trang web thì đặt ở trong <head>. Một số thẻ meta được dùng để đánh dấu văn bản cho một phần nội dung trang web thì có thể đặt trong <body>.

Thông thường, các thẻ meta sẽ được quy định trong thuộc tính name, trong đó đặt một loại siêu dữ liệu (metadata). Siêu dữ liệu này sẽ được đặt trong một thuộc tính có tên là content. Có rất nhiều thuộc tính name của thẻ meta, vì vậy chúng ta hãy cùng nhìn lại một số thuộc tính quan trọng có thể bạn sẽ nhìn thấy trong một trang web.

Những thẻ Meta quan trọng trong SEO

Thẻ Meta mà kể đầy đủ và chi tiết ra thì thật sự rất nhiều, những chúng ta chỉ sử dụng một vài thẻ trong số chúng. Trong bài này Skygate sẽ liệt kê những thẻ Meta thật sự cần thiết đối với một trang HTML và đặc biệt là quan trọng đối với SEO website.

1. Thẻ Meta Title

Meta Title là thẻ khai báo tiêu đề của một trang và có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình SEO Onpage. Thẻ này sẽ giúp tiêu đề của một trang hiển thị đầy trên công cụ tìm kiếm.

Cấu trúc: <title>tiêu đề</title>

Thẻ tiêu đề khi hiển thị trên Google nó sẽ hiển thị từ 60 – 70 ký tự, nếu vượt quá số ký tự cho phép thì tiêu đề của bạn sẽ bị cắt phần dư đi và thay bằng dấu 3 chấm (…).

Một tiêu đề tốt là bạn cần sử dụng từ khóa để làm tiêu đề. Hãy nhớ rằng nếu các từ khóa (Tiêu đề) phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng, nó sẽ được hiển thị in đậm.

Và một điều nữa là chiều dài không quá 70 ký tự. Vậy nên bạn cần viết một tiêu đề ngắn gọn, xúc tích và phù hợp với nội dung bạn cần hướng tới người dùng.

2. Thẻ Meta Description

Meta Description là thẻ mô tả nội dung của một trang web, tóm tắt ngắn gọn nội dung của trang đó để hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Cấu trúc: <meta name=”description” content=”mô tả” />

Thẻ này được sử dụng để tăng xếp hạng trang web nhiều hơn, nhưng bản cập nhật thuật toán những năm gần đây đã giảm bớt hiệu quả của nó. Nó sẽ không cải thiện thứ hạng của bạn, tuy nhiên, các thẻ meta description vẫn có thể hữu ích bởi vì nó được sử dụng trên các trang kết quả tìm kiếm.

Nội dung thẻ Meta Description được Google hiển thị trên kết quả tìm kiếm khoảng 160 ký tự, nếu quá số ký tự cho phép thì nội dung dư thừa sẽ bị thay bằng dấu 3 chấm (…).

Với thẻ này, nếu bạn mô tả nội dung phù hợp với truy vấn tìm kiếm, phù hợp với nội dung mà người dùng quan tâm thì họ sẽ nhấp chuột vào trang web của bạn. Điều này có nghĩa rằng nó vẫn còn có thể cải thiện khả năng tăng thứ hạng trang web của bạn. Đó là lý do tại sao một trang mô tả tốt có thể xuất hiện hiệu quả hơn với người sử dụng, nâng cao cơ hội của mình bằng việc người dùng nhấn chuột vào nó.

Lưu ý: Chiều dài mô tả tốt nhất là ít hơn 160 ký tự. Với 160 ký tự này, bạn phải mô tả đúng nhu cầu, đúng cái cần tìm của người dùng. Đây không phải là việc đơn giản. Viết đoạn mô tả này là một nghệ thuật.
bạn đọc tham khảo bài viết:

Tối ưu thẻ meta description thế nào là hiệu quả?

3. Thẻ Meta Keywords

Cấu trúc: <meta name=”keywords” content=”từ khóa” />

Meta Keywords là thẻ mô tả từ khóa của một trang. Hiện tại các công cụ tìm kiếm không đánh giá cao thẻ này, nhưng bạn vẫn nên sử dụng với mục đích thực của nó.

Trước đây, thẻ này rất có ích và quan trọng cho trang web của bạn, nhưng  hiện nay, thẻ này không còn có giá trị với các công cụ tìm kiếm nữa.

Cấu trúc: <meta name=”keywords” content=”từ khóa” />

Ví dụ: <meta name=”keywords” content=”kiến thức seo, dịch vụ seo giá rẻ” />

Nếu bạn vẫn muốn sử dụng thẻ này thì có đặt một vài từ khóa quan trọng về nội dung của bạn. Tuy nhiên nó không cải thiện thứ hạng trang web của bạn.

4. Thẻ Meta Robots

Cấu trúc: <meta name=”robots” content=”giá trị” />

Meta Robots có nhiều giá trị nhưng thường thì một trang nên sử dụng 3 giá trị sau đây:

noodp: Ngăn cản các công cụ tìm kiếm tạo các mô tả description từ các thư mục danh bạ Web DMOZ như là một phần của snippet trong trang kết quả tìm kiếm.

index: Đánh chỉ số trang.

follow: Bọ tìm kiếm sẽ đọc các liên kết văn bản trong trang và sau đó sẽ xử lý, truy vấn nó.

Cách giá trị cách nhau bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: noodp,index,follow.

Thẻ meta này không cho công cụ tìm kiếm index trang và ngăn cản họ theo dõi các liên kết trên trang. Nếu bạn tình cờ được sử dụng hai thuật ngữ mâu thuẫn (ví dụ noindex và index), Google sẽ chọn tùy chọn hạn chế nhất là noindex.

Tại sao thẻ này hữu ích cho SEO? Trước hết đó là một cách đơn giản để ngăn chặn các chỉ số hoá nội dung trùng lặp, ví dụ phiên bản để in của một trang. Nó cũng có thể có ích cho các trang chưa hoàn thiện hoặc các trang web có thông tin bí mật.

Tham khảo thêm một số giá trị khai báo:

“index“: Các bọ tìm kiếm của Google khi thu thập thông tin được phép đánh chỉ mục trang này.

“follow“: Thuộc tính cho phép các bọ tìm kiếm của Google dựa vào những liên kết trên trang hiện tại của website để tìm kiếm thông tin trên các trang khác có liên quan đến trang này.

“all” hoặc “index, follow”: Bao gồm cả 2 giá trị của index và follow là cho phép google index, lập chỉ mục và đi theo các liên kết có trong bài viết.

“noindex”:  không cho phép google hay robots index trang này.

“nofollow“: Không cho phép Robots đi theo link trong trang để tới các trang khác liên kết.

“none” hay “noindex, nofollow“: bao gồm 2 thuộc tính noindex và nofollow, không cho google index trnag và không cho robots đi theo các liên kết trong trang.

5. Thẻ Meta Revisit After

Cấu trúc: <meta name=’revisit-after’ content=’1 days’ />

Meta Revisit After là thẻ khai báo cho bọ tìm kiếm thời gian quay trở lại trang web của bạn.

6. Thẻ Meta Content Language

Cấu trúc: <meta http-equiv=”content-language” content=”vi” />

Meta Content Language là thẻ khai bao ngôn ngữ website của bạn, giúp các công cụ tìm kiếm hướng đối tượng người dùng cho website có sử dụng thẻ này.

Thẻ này trước đây được dùng để khai báo ngôn ngữ của một trang web. Thông báo cho chương trình và các công cụ đọc, xử lý văn bản biết được ngôn ngữ mà ta viết là gì. Điều này giúp cho bot và cả người dùng tiếp cận nội dung của trang web của bạn thuận lợi hơn.

Cú pháp của thẻ: ở đây mình khai báo ngôn ngữ là Việt nam – vi

<meta http-equiv=”content-language” content=”vi” />

Tuy nhiên ngày nay nó không được khuyên nên sử dụng. Thay vào đó, World Wide Web Consortium khuyên bạn nên xác định ngôn ngữ nội dung của bạn trong một thuộc tính, chứ không phải là một thẻ meta:

<html lang=”vi”>

7. Thẻ Meta Content Type

Cấu trúc: meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf-8″ />

Meta Content Type là thẻ khai báo mã hiển thị ngôn ngữ của website chứa nó.

Thẻ Meta Content Type được sử dụng để khai báo mã hóa ký tự của một trang web. Nó giúp cho các trình duyệt biết được nội dung trang web của bạn được mã hóa ký tự như thế nào để hiển thị thông tin tốt nhât, tránh những sự cố về vấn đề hiển thị. Ví dụ: Nội dung website của bạn được nhập liệu thông qua mã UTF-8 nhưng được hiển thị ở chế độ của ISO hay ASCII.

Chú ý: Thẻ Meta Content Type không ảnh hưởng đến thứ hạng hoặc CTR.

Bạn có thể sử dụng kiểu mẫu của Content-Type:

<meta http-equiv=’Content-Type’ content=’Type=text/html; charset=utf-8′>

Ngoài ra nó còn có thể sử dụng bằng cách ngắn gọn hơn:

<meta charset=”utf-8″ />

Với thẻ này, mình khuyên bạn nên đặt ngay dưới thẻ <head>, ngay trên các thẻ khác, kể cả thẻ <title>

8. Thẻ Meta Property

Cấu trúc: <meta property=”og:value” content=”content value” />

Meta Property là thẻ khai báo cấu trúc của một trang web, bạn nên bổ sung thêm thẻ này để khai báo cấu trúc với các thuộc tính như URL, title, locale, type nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình làm SEO.

Một trang web có rất nhiều yếu tố nói chung và nhiều thẻ Meta nói riêng để tối ưu SEO, tuy nhiên bạn nên cố gắng tối ưu hết những thẻ Meta trên nhé!

Thẻ <meta> trong HTML là rất nhiều, lên Google tìm và đọc về chúng cũng khá đơn giản, nhưng những thẻ <meta> nào cần thiết trong SEO thì ít người nói đến. Với kinh nghiệm của mình, tôi sẽ đưa ra các thẻ <meta> cần thiết nhất trong SEO khi thiết kế web dưới đây.

Meta Keywords làm gì?

Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của thẻ Meta Keywords tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để các bạn có thể dễ dàng hình dung.

Ví dụ: Bài viết của tôi có keyword chính là “backlink là gì” thì khi gắn thẻ Meta Keyword sẽ có nội dung như sau:

<meta name=”backlink” content=”xay dung backlink, backlink là gì, backlink chất lượng, backlinks seo”>

Nội dung trong thẻ Meta có phần name=”backlink”, mục đích là để xác định thẻ meta này đang nói về cái gì. Trong ví dụ này là đang nói về backlink hay còn gọi là xây dựng liên kết.

Tiếp theo, ở mục content=”xay dung backlink, backlink là gì, backlink chất lượng, backlinks seo”. Những từ khóa trong dấu nháy đôi này là những từ khóa thuộc về trang web và là những nội dung chính.

Nếu như trước đây các công cụ tìm kiếm thường căn cứ vào thẻ Meta Keyword để sắp xếp thứ hạng thì giờ đây yếu tố này không được Google sử dụng nữa.

Nguyên nhân là do có nhiều SEOer đã lợi dụng chức năng khai báo của Meta Keyword để gửi spam từ khóa và cụm từ có khối lượng cao làm giảm độ chính xác của bảng xếp hạng tìm kiếm.

Vai trò của thẻ Meta Keywords?

Tối ưu thẻ Meta Keyword là một kỹ thuật trong SEO Onpage, để có thể nằm trong top tìm kiếm của Google thì hầu hết các SEOer đều phải thực hiện kỹ thuật này. Mặc dù, ở thời điểm hiện tại đã có nhiều thay đổi, các Google Bot sẽ quét nội dung trên website để hiểu rồi từ đó xếp hạng mà không cần thông qua Meta Keywords nữa.

Mặc dù vậy, nhưng nhiều bạn thắc mắc tại sao một số website lớn vẫn sử dụng thẻ này để SEO. Theo nhận định của tôi, ở những thị trường khó có độ cạnh tranh cao thường các bạn SEOer sẽ tối ưu hết mức.

Cách kiểm tra thẻ Meta Keywords ở trên trang

Cách 1: Sử dụng công cụ SEOquake

Với những bạn đang làm SEO sẽ không còn xa lạ với công cụ SEOquake rồi đúng không nào? Công cụ SEOquake có nhiều tính năng ưu biệt có khả năng tối ưu website và nắm bắt được tình hình khi SEO. Vì tính tiện dụng nên tôi đã quyết định sử dụng công cụ SEOquake để hướng dẫn các bạn cách kiểm tra thẻ Meta Keywords ở trên trang.

Bước 1: Cài đặt công cụ SEOquake vào Chrome hoặc Add-ons của Firefox.

cài đặt seoquake
Cài đặt SEOquake từ cửa hàng Chrome

Bước 2: Truy cập vào website và kiểm tra bằng phần mở rộng của SEOquake.

Chọn SEOquake
Chọn biểu tượng SEOquake

Bước 3: Chọn vào phần DIAGNOSIS >> Meta Keywords của trang hiện tại trong mục Meta Keywords, nếu không chúng sẽ để trống.

Kiểm tra meta keyword bằng SEOquake
Chọn DIAGNOSIS để kiểm tra Meta Keywords

Khi click vào mục DIAGNOSIS bạn có thể theo dõi được các vấn đề như: URL, Meta Description, Title, Heading… nắm được tình trạng của website và kịp thời khắc phục nhằm những sự cố nếu có.

Cách 2: Sử dụng View Page Source

Dưới đây là các bước để kiểm tra thẻ Meta Keywords bằng View Page Source:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + U để xem nguồn trang.

Xem nguồn trang web
Nhấn Ctrl + U để xem nguồn trang

Bước 2: Tiếp theo nhấn tổ hợp phím Ctrl + F để hiện khung tìm kiếm trên trang.

Tìm kiếm thẻ meta keywords
Nhấn Ctrl + F để tìm kiếm thẻ Meta Keyword

Bước 3: Trong ô tìm kiếm tìm từ khóa Meta Keywords. Thông thường thẻ Meta Keywords sẽ ở phía dưới thẻ Meta Title và Meta Description.

thẻ meta keyword seo
Thẻ Meta Keyword SEO

Cách bật thẻ Meta keywords trong WordPress

Nếu trang web của bạn đang sử dụng nền tảng WordPress đã sử dụng Plugin Yoast SEO thì thẻ Meta Keyword mặc định nó sẽ bị ẩn. Để hiển thị lại thẻ Meta Keyword bạn cần làm theo những bước dưới đây:

Bước 1: Vào Plugin SEO chọn Dashboard >> Chọn Title & Metas >> Click Other.

Bước 2: Chọn Enabled ở phần Use Meta Keyword Tag. Sau đó bấm lưu.

Bước 3: Sau khi lưu, thẻ sẽ hiển thị trong Yoast SEO

Sau khi thực hiện xong 3 bước này, thẻ Meta Keyword sẽ được bật.

Cách tối ưu thẻ Meta Keywords trong SEO

Việc gắn thẻ Meta Keyword đã không còn là tiêu chí bắt buộc khi tối ưu SEO nữa. Nhưng nếu website của bạn được gắn thẻ Meta Keyword sẽ giúp Google nhanh chóng nhận diện website, từ đó có thể trích xuất kết quả phù hợp nhất nếu có sự tương đồng giữa truy vấn tìm kiếm của người dùng với website của bạn.

Để tối ưu được thẻ Meta Keyword bạn cần điền các từ khóa vào dấu ngoặc kép, bạn có thể chèn nhiều từ khóa vào đó, giữa các từ có dấu phẩy. Và cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

  • Keyword chứa từ khóa chính, từ khóa phụ và từ khóa liên quan tới thương hiệu, dịch vụ
  • Không lặp lại các keyword tránh tình trạng Google phạt lỗi Duplicate Contens
  • Chèn 2 – 5 keywords ở trong thẻ Meta Keyword
  • Hạn chế sử dụng từ khóa dài.

Kết hợp Meta Keyword trong nội dung

thẻ meta keyword
Meta Keyword không còn được xem là yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng website

Bạn có thể chọn cách tạo các Meta Keyword của mình bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng bằng phần mềm đều được, điều đáng quan tâm nhất là những keyword bạn sử dụng để gắn thẻ Meta Keyword phải là những từ khóa liên quan đến trang được đề cập.

Sau đây là một số tiêu chí quan trọng về số lượng và mức độ liên quan, khi chọn từ khóa của bạn, bạn nên ghi nhớ:

  • Lỗi chính tả: Lỗi chính tả trong thẻ meta của bạn có thể chỉ cho các công cụ tìm kiếm hiểu rằng trang của bạn có liên quan đến truy vấn tìm kiếm sai chính tả.
  • Từ khóa đuôi dài: Các biến thể từ khóa đều hữu ích để ghi nhớ.
  • Tìm kiếm thực: Những cụm từ tìm kiếm đã đưa người dùng đến trang của bạn từ trước đến nay có thể là những từ khóa hữu ích để bạn tạo danh sách Meta Keyword.

Để khai thác được những từ khóa này, bạn hãy kiểm tra tệp nhật ký để tìm các từ khóa và sao lưu lại. Hãy lấy những từ khóa được mọi người sử dụng để mô tả doanh nghiệp của bạn để chèn vào nội dung của mình.

Thẻ Meta Keywords không còn quan trọng trong xếp hạng

Vào tháng 9 năm 2009, Google đã xác nhận không sử dụng thẻ Meta Keywords trong xếp hạng web. Cùng thời gian này, Yahoo! đã thông báo họ không còn sử dụng thẻ Meta Keyword nữa. Và tiếp theo là Bing vào năm 2014 đã tuyên bố không sử dụng thẻ Meta Keyword nữa.

Như tôi đã chia sẻ ở trên hiện nay thẻ Meta Keywords không còn quan trọng đối với website, bạn không nhất thiết phải tối ưu thẻ Meta Keywords nhưng nếu có thời gian thì việc bạn tối ưu thẻ Meta Keyword vẫn sẽ tốt hơn cho quá trình làm SEO website của bạn.

5/5 - (6 bình chọn)