Zalo Ads là gì?

Zalo Ads là hệ thống tự chạy quảng cáo (Seflserving Ads) dựa trên hệ thống Zalo, theo đó các chủ doanh nghiệp, cửa hàng, các nhà quảng cáo có thể tạo chiến dịch, tối ưu quảng cáo, quản lý ngân sách trên Zalo. Hiện nay Zalo Ads đang là giải pháp quan trọng của nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong việc phát triển sản phẩm, xây dựng Brand, bán hàng..
Zalo Ads là gì? Tại sao nên chạy quảng cáo Zalo

Các hình thức quảng cáo Zalo Ads cung cấp:

– Quảng cáo sản phẩm: đây là hình thức quảng cáo trực tiếp sản phẩm trên cửa hàng Zalo, quảng cáo sẽ xuất hiện ở nhật ký người dùng và mạng Network của Zalo.

– Quảng cáo Website: hình thức quảng cáo nhằm tăng lượng truy câp (Traffic) cho website, landing page của doanh nghiệp, quảng cáo sẽ hiển thị ở nhật ký người dùng và mạng Network của Zalo.

Zalo Ads là gì? Tại sao nên chạy quảng cáo Zalo

– Quảng cáo Zalo Official Account: tăng lượt quan tâm, tương tác người dùng, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến người dùng. Bạn có thể hình dung hình thức quảng cáo này của Zalo gần giống quảng cáo tăng like trên Facebook.

– Quảng cáo danh mục, shop nổi bật: Quảng cáo danh mục: giúp cửa hàng của doanh nghiệp có vị trí cao trên danh mục (nằm trong phần “tài trợ”). Quảng cáo shop nổi bật: giúp cửa hàng doanh nghiệp xuất hiện trên vị trí Shop nổi bật.

Tại sao nên sử dụng quảng cáo Zalo?

Điều mà một nhà quảng cáo quan tâm nhất khi chọn một kênh truyền thông để quảng cáo cho doanh nghiệp, cửa hàng trên đó chính là số lượng và chất lượng người dùng sử dụng kênh đó. Và những con số sau đây về Zalo sẽ làm hài lòng nhà quảng cáo:

Zalo Ads là gì? Tại sao nên chạy quảng cáo Zalo

– Tháng 01 năm 2015: có 20 triệu người dùng đăng ký Zalo, tháng 12 năm 2015 là 40 triệu người, con số thống kê gần đây nhất của Zalo là vào tháng 12 năm 2016 là 40 triệu người, một lượng User không hề nhỏ.

– 45% User thuộc độ tuổi học sinh, sinh viên, 50% thuộc độ tuổi 25-44, đây đều là những tệp đối tượng mong muốn của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay.

– 56% User thuộc miền Nam Việt Nam, 41% thuộc miền bắc và miền Trung là 3%.

– Mỗi User trung bình để trạng thái available 18 giờ/ngày và 25% User check Zalo 30 lần/ngày.

Với những thống kê trên, không một nhà quảng cáo, doanh nghiệp nào phủ nhận được rằng Zalo đang là thị trường tiềm năng trong việc quảng bá thương hiệu, bán hàng.

Với những chủ shop tiên phong trong xu hướng M-Commerce, hệ thống tự chạy quảng cáo Zalo Ads đã không còn xa lạ và đang trở thành một công cụ giúp tăng trưởng kinh doanh hiệu quả khi cho phép người bán hàng tự tạo chiến dịch, tối ưu quảng cáo và dễ dàng quản lý quảng cáo trên Zalo.

Tuy rằng ngày càng nhiều người sử dụng Zalo để chạy quảng cáo bán hàng online trên di dộng nhưng thử hỏi: Bao nhiêu phần trăm trong số đó tối ưu được ngân sách và hiệu quả quảng cáo? Nếu xem việc tối ưu ngân sách quảng cáo trên Zalo là một bài toán lớn, chúng ta có thể chia bài toán đó ra thành những bài toán nhỏ hơn và giải quyết triệt để. Cụ thể:

1.Bài toán về mục tiêu kinh doanh

Bài toán đầu tiên và quan trọng nhất là “Bạn chạy quảng cáo trên Zalo để làm gì?” Tùy thuộc vào mỗi mục tiêu kinh doanh ở những giai đoạn phát triển khác nhau mà người bán thiết lập những mục tiêu chạy quảng cáo cho phù hợp. Việc xác định đúng vấn đề cốt lõi để giải quyết đã giúp bạn vượt qua 50% thử thách trước khi đến giai đoạn thực thi, thử nghiệm và tối ưu hóa. Dưới đây là những câu hỏi để giúp bạn xác định đúng mục tiêu quảng cáo cùng với những giải pháp phù hợp từ Zalo Business:

  • “Làm sao để khách hàng biết đến sự hiện diện của doanh nghiệp tôi tại Zalo?” Với mục tiêu này, bạn nên chọn tính năng quảng cáo Official Account để xây dựng lượng người quan tâm cho tài khoản cửa hàng của mình trên Zalo.
  • “Làm sao để tăng lượng truy cập vào website bán hàng của tôi nhờ Zalo?” Trong trường hợp này, quảng cáo Website sẽ là một lựa chọn phù hợp để kéo lượng truy cập từ Zalo về trang web bán hàng nhờ vào những bài viết hữu ích, chương trình khuyến mãi hoặc những nội dung sáng tạo khác mà nền tảng Zalo Ads hỗ trợ.
  • “Làm sao để tôi quảng bá những sản phẩm chiến lược của mình?” Hình thức quảng cáo sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tối giản hành trình mua hàng, hỗ trợ khách hàng đặt hàng và thanh toán ngay trên quảng cáo.
  • “Làm sao để thêm nhiều khách hàng biết đến những bài viết hữu ích của tôi tạo ra?” Hình thức quảng cáo bài viết sẽ cực kì hữu dụng trong trường hợp này để cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định hoặc khuyến khích họ để lại thông tin để được tiếp tục tiếp cận và nuôi dưỡng.
  • “Nếu doanh nghiệp của tôi chuyên cung cấp dịch vụ, hình thức quảng cáo nào là phù hợp nhất?” Vâng, hình thức quảng cáo video bằng các clip ngắn, được trau chuốt về mặt hình ảnh, chuyển động cùng với âm thanh sống động sẽ là lựa chọn tuyệt vời để đưa doanh nghiệp bạn đến gần hơn với người tiêu dùng.

2.Bài toán nhắm chọn đối tượng mục tiêu

Hình thức tính giá của Zalo Ads là CPC (cost-per-click), tức là chỉ khi đối tượng mục tiêu click vào quảng cáo được hiển thị trên hệ sinh thái Zalo thì tài khoản bạn mới bị trừ tiền. Ngoài ra, hiện tại Zalo cung cấp các hình thức nhắm chọn dựa trên nhân khẩu học: vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính và hệ điều hành di động nên việc nhắm chọn được xem một bài toán đơn giản, có thể ưu tiên giải quyết trước.

  • Bài toán nhắm chọn theo vị trí: Trong mục này Zalo cung cấp 2 lựa chọn: Tỉnh/Thành phố hoặc Vị trí cụ thể (bạn có thể ghim chính xác địa chỉ và bán kính cần chạy). Câu hỏi cần đặt ra lúc này là “Sản phẩm cùa mình có thể phân phối được đến những nơi nào?”. Nếu target càng rộng đồng nghĩa với giá đấu thầu tối thiểu sẽ càng giảm và ngược lại. Một thủ thuật nho nhỏ cho những cửa hàng có khả năng phân phối hàng toàn quốc đó là chỉ cần chọn Tỉnh/Thành phố mà không càn thêm chỉ tiêu nào khác, Zalo sẽ tự hiểu bạn đang muốn nhắm chọn đối tượng Toàn quốc.
  • Bài toán nhắm chọn theo độ tuổi: Chủ doanh nghiệp/cửa hàng cần xác định chính xác đối tượng có độ tuổi phù hợp với thiết kế hình ảnh và câu chữ quảng cáo. Nếu nhà quảng cáo nhắm chọn đối tượng trong khoảng từ 40-55 tuổi nhưng từ ngữ và hình ảnh quảng cáo lại dành cho nhóm 13-20 tuổi, thì dù hình ảnh có bắt mắt đến mấy thì CTR của quảng cáo vẫn sẽ không cao, dẫn đến giảm hiệu quả quảng cáo.
  • Bài toán nhắm chọn theo giới tính: Với những ngành hàng dành cho nữ hoặc nam giới rạch ròi, bạn sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn. Tuy nhiên, một số chủ shop mỹ phẩm cho Nữ vào dịp 8/3 vẫn có thể đột phá trong việc nhắm chọn đến giới tính Nam cùng những mẩu quảng cáo kêu gọi “các chàng” mua quà tặng cho vợ hay bạn gái của mình.

3.Bài toán tối ưu ngân sách

Mục tiêu tối thượng của việc chạy quảng cáo là giúp bạn tăng trưởng doanh thu với chi phí tối ưu nhất. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của quảng cáo trên Zalo Ads: Số CTR (Click through rate) là chỉ số tương tác giữa nội dung và hình ảnh quảng cáo với người dùng Zalo, giá thầu cho mỗi click nhà quảng cáo đặt trong hệ thống, số lượng click nhà quảng cáo đặt cho quảng cáo.

  • CTR = số lượt nhấp chuột/số lượt hiển thị x 100%

Khi CTR càng thấp thì càng thể hiện mẩu quảng cáo không hấp dẫn, không có ích với người dùng và Zalo sẽ không ưu tiên phân phối. Đây là chỉ số quyết định hiệu quả của một mẩu quảng cáo, chỉ số CTR cao là dấu hiệu tích cực cho thấy chủ shop có thể giảm dần giá bid để tối ưu chi phí cho cùng một số lượng click trong cùng một thời gian chạy.

  • Giá thầu trên mỗi click: lời khuyên cho nhà quảng cáo là nên để cao hơn giá tối thiểu Zalo đề xuất, cơ chế phân phối quảng cáo của Zalo là “đấu giá”, dẫn đến trong cùng một tập đối tượng, hai quảng cáo có chỉ số CTR tương đương nhau thì quảng cáo nào có giá đặt cao hơn sẽ được ưu tiên phân phối.

4.Số lượng click nhà quảng cáo đặt cho quảng cáo:

Hệ thống của Zalo ưu tiên phân phối những mẩu quảng cáo yêu cầu số lượng click lớn. Khi đặt số lượng click nhiều, quảng cáo của bạn sẽ được phân phối rộng hơn trong nhóm đối tượng mục tiêu, nhờ vậy tăng khả năng cải thiện chỉ số CTR.

5.Bài toán nội dung hiển thị trên mẩu quảng cáo

Câu nói kinh điển “Content is King” của Bill Gates đã đúng và sẽ luôn đúng trong các chiến dịch truyền thông ở tương lai. Thêm vào đó, Zalo Ads là hệ thống quảng cáo ưu tiên những nội dung phù hợp, hữu ích và thú vị với người tiêu dùng để phân phối. Dưới đây là một số gợi ý để tối ưu CTR cho chiến dịch quảng cáo nhờ nội dung hiển thị:

  • Hình ảnh quảng cáo (Banner)

Màu nền của banner rất quan trọng. Nếu nhà quảng cáo chọn banner có màu sắc không nổi bật so với màu nền của Nhật ký Zalo thì nguy cơ rất cao là CTR của quảng cáo sẽ thấp.

Quảng cáo trước hết phải gây được sự chú ý, và để gây chú ý thì nhà quảng cáo cần có banner nổi bật. Tuy nhiên, có thể mỗi doanh nghiệp/ cửa hàng đều có hệ thống màu sắc nhận diện riêng, nhưng nếu màu sắc nhận diện của doanh nghiệp/cửa hàng của nhà quảng cáo trùng với màu nền của Nhật ký Zalo thì nên cân nhắc thay đổi bố cục banner có điểm nhấn để banner quảng cáo của chiến dịch có thể thu hút và có ấn tượng tốt mặt thị giác với người dùng Zalo.

Kích thước banner phải đảm bảo theo tỷ lệ 2:1 với kích thước 1028×533 pixel. Có những Doanh nghiệp tận dụng lại hình ảnh với tỷ lệ không đúng theo 2:1 để dùng luôn cho Zalo Ads mà không điều chỉnh kích thước phù hợp nên dẫn đến việc hình ảnh quảng cáo bị bể và trông rất thiếu thẩm mỹ.

  • Nút bấm và kêu gọi hành động trên banner:

Tỷ lệ nhập chuột sẽ tăng lên khi nhà quảng cáo thêm nút kêu gọi hành động một cách sáng tạo để thu hút người dùng. Tuy nhiên nhà quảng cáo cần lưu ý nút kêu gọi này cần được bố trí hợp lý để tránh tạo cảm giác phản cảm.

  • Yếu tố con người thể hiện trên banner:

Với một số lĩnh vực như mỹ phẩm/ thời trang/ phụ kiện, nếu có yếu tố con người trên banner thì thường sẽ tăng sự sinh động và dễ tạo sự chú ý hơn các banner không có. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng yếu tố này trong banner quảng cáo.

  • Câu chữ thể hiện trên banner

Thông thường nghĩ đến banner nhà quảng cáo thường nghĩ đến hình ảnh bắt mắt, nhưng không phải vì thế quên dùng chữ (Text) trong banner của chiến dịch quảng cáo. Tránh nên đưa ra một banner chỉ toàn hình ảnh hoặc chỉ có vài con chữ. Khi người dùng hiểu thông điệp nhà quảng cáo đang nói gì bên cạnh những hình ảnh bắt mắt, khả năng họ bị thuyết phục click vào quảng cáo sẽ cao hơn.

  • Nội dung câu chữ mô tả quảng cáo (khác với câu chữ thể hiện trong banner)

Cũng như hình ảnh quảng cáo, câu chữ quảng cáo cũng cần mang tính hấp dẫn và thu hút khách hàng, đừng nên tạo ra những nội dung chung chung, không rõ nghĩa.

  • Tạo nhiều quảng cáo với các nội dung khác nhau cho cùng một sản phẩm/dịch vụ trong một chiến dịch quảng cáo

Nhà quảng cáo có thể thử tạo quảng cáo với các nội dung khác nhau cho cùng 1 sản phẩm/dịch vụ để A/B testing trong khoảng từ 1-2 ngày để xem quảng cáo nào có CTR cao hơn. Sau đấy nhà quảng cáo có thể tiếp tục sử dụng mẫu quảng cáo có CTR cao nhất để chạy quảng cáo. Một lưu ý nhỏ, nếu CTR của chiến dịch quảng cáo đã ở mức ổn định mà quảng cáo vẫn không phân phối, nhà quảng cáo nên cân nhắc tăng giá đấu thầu để quảng cáo có cơ hội hiển thị trên Nhật ký người dùng Zalo.

Chúng tôi hi vọng bài viết giúp được hiểu rõ các thành phần quảng cáo của Zalo Ads, sau đó có thể tự mình tối ưu hiệu quả và chi phí khi chạy quảng cáo trên Zalo, mang về doanh thu cao nhất cho cửa hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *